Học tập đạo đức HCM

Thổi lửa “nướng” tầm vông, kiếm 400-500 ngàn đồng/ngày

Thứ bảy - 21/04/2018 10:18
Lương Phi là xã hiện có diện tích trồng cây tầm vông nhiều nhất huyện Tri Tôn (An Giang) với trên 70 ha. Nghề trồng, khai thác, uốn tầm vông qua lửa bán đi khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long đã giúp hàng trăm hộ dân, đa số là người Khmer, người Chăm có cuộc sống ổn định…Các hộ làm nghề thổi lửa “nướng” tầm vông kiếm vài trăm ngàn/ngày...

Ông Chau Gương-người đã có 20 năm làm nghề uốn tầm vông kể về cái “nghiệp”của mình : “Mỗi ngày tui có được khoản 250.000 đồng từ nghề “nướng”, uốn tầm vông. So với một số công việc khác, thu nhập có thấp hơn xíu nhưng được cái là có việc quanh năm…”.

 thoi lua “nuong” tam vong, kiem 400-500 ngan dong/ngay hinh anh 1

Nhiều người dân xã Lương Phi cho rằng, nghề “nường, uốn” tầm vông xuất phát từ tỉnh Tây Ninh. Trước đây các tỉnh miền Tây thường chỉ bán cây tầm vông tươi (trong đó có cây ngay lẫn cây cong). Sau khi học được nghề ở Tây Ninh, nhiều địa phương đã xây dựng các lò “nường, uốn” tầm vong để vừa tăng giá bán sản phẩm lại vừa tạo việc làm cho lao động địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Sơn-người được xem là thương lái tầm vông lớn nhất xã Lương Phi với sức mua mỗi ngày trên 50.000 cây. Vào mùa cao điểm lên đến 70.000 cây/ngày. Ông Nguyễn Thanh Sơn cho hay: “Cây tầm vông rất phù hợp với đất Lương Phi. Loại cây này chịu được hạn nhưng cũng chịu được mưa dầm rất tốt. Hơn nữa, trồng tầm vông không tốn tiền mua phân bón, thuốc sâu; đốn hạ tương đối dễ dàng, vận chuyển thuận lợi…”.

 thoi lua “nuong” tam vong, kiem 400-500 ngan dong/ngay hinh anh 2

Nhiều người dân xã Lương Phi cho biết, tầm vông tuy có thân thẳng đứng hơn tre, trúc nhưng một số cây bị dạng cong rất khó bán cho thương lái. Muốn bán được, những cây này phải được “nường, uốn” cho thẳng trước khi bán. Hiện nay, toàn xã có khoảng 50 hộ chuyên làm nghề “nướng, uốn” tầm vông.

Ông Thạch Tha, ngụ xã Lương Phi chia sẻ: “Hai vợ chồng tui làm nghề “nướng, uốn” tầm vông mỗi ngày kiếm được 400-500.000 đồng, đủ trang trải cho phí sinh hoạt trong gia đình và lo cho 3 đứa con ăn học. So với những nghề khác, “nướng, uốn” tầm vông không cực lắm nhưng phải có sức chịu đựng sức nóng từ các lò than…”.

 thoi lua “nuong” tam vong, kiem 400-500 ngan dong/ngay hinh anh 3

Tuy vất vã do “tăng ca” nhưng tiền công mỗi ngày "nướng, uốn" tầm vông có khi lên đến 600-700.000 đồng/ người/ngày. Giá bán tầm vông sau khi “nướng, uốn” dao động từ 20-45.000 đồng/cây tùy thuộc độ dài, đường kính, độ tuổi của cây.

Hiện tại công nhân “nường, uốn” tầm vông đều hưởng tiền công tùy thuộc số lượng sản phẩm hoàn thành, bình quân 1.500 đồng mỗi cây. Người có tay nghề cao sẽ “nướng, uốn’ được từ 200-250 cây/ngày. Công việc thường bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 16 giờ chiều mỗi ngày.

Những ngày cao điểm, nhu cầu về số lượng tầm vông tăng cao, người lao động phải làm đến 20 giờ đêm.

 thoi lua “nuong” tam vong, kiem 400-500 ngan dong/ngay hinh anh 4

Mỗi lượt uốn có từ 10-15 cây tầm vông tùy thuộc kích thước, độ dài, độ “ già” của cây. Chất đốt các lò đa phần là các loại than đước, gáo dừa có nhiệt độ tỏa ra rất cao…

Công đoạn được xem là khó nhất là phải canh lửa trong các lò than sao cho cháy đều, nóng nhiều để thời gian “nướng, uốn” nhanh hơn, thường từ 2-3 phút mỗi cây.

 thoi lua “nuong” tam vong, kiem 400-500 ngan dong/ngay hinh anh 5

Hiện nay, mỗi ngày xã Lương Phi cung cấp cho thương trường khoảng 10.000 cây tầm vông các loại  sau khi được “nướng, uốn”.

Hàng tầm vông sau “nướng, uốn” ở xã Lương Phi được mang đi tiêu thụ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng-địa phương có các khu nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái, chế tác ản phẩm tiểu thủ công nghiệp…

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: tầm vông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập510
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại844,708
  • Tổng lượt truy cập92,018,437
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây