Học tập đạo đức HCM

Tiếp sức kịp thời cho người chăn nuôi

Thứ ba - 04/12/2012 04:12
Trong bối cảnh khó khăn chung, nhiều hộ chăn nuôi ở Ninh Bình đã được Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) hỗ trợ, chia sẻ một phần khó khăn để duy trì nghề.

 

Từ đầu năm đến nay, nông dân nuôi lợn hầu như không có lãi do giá thức ăn liên tục tăng trong khi giá lợn hơi duy trì ở mức thấp... Trong bối cảnh chung ấy, nhiều hộ chăn nuôi ở Ninh Bình đã được Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) hỗ trợ, chia sẻ một phần khó khăn để duy trì nghề.

Gần 1 năm nay, giá lợn hơi duy trì ở mức thấp, nhưng vợ chồng anh Vũ Trung Phương (xóm 10, xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh) vẫn phải duy trì đàn lợn nái ngoại 20 con. Ngày ngày, vợ chồng anh chăm sóc đàn lợn và hy vọng giá lợn sẽ tăng ở mức có lãi.

Đại diện Hội ND tỉnh Ninh Bình kiểm tra việc sử dụng vốn hỗ trợ chăn nuôi lợn ở xã Khánh Mậu.

Hỗ trợ lúc khó khăn

Anh Phương cho hay, giữa năm ngoái, giá lợn hơi ở mức 45.000 - 46.000 đồng/kg, người chăn nuôi còn có lãi chút. Từ đầu năm tới nay, giá lợn duy trì ở mức thấp từ 40.000-41.000 đồng/kg thì người chăn nuôi hoà vốn là may.

“Từ cuối năm ngoái, vợ chồng tôi đã giảm hẳn số đầu lợn thịt, chỉ nuôi 20 con lợn nái ngoại. Đầu năm, giá thức ăn có xu hướng điều chỉnh tăng liên tục, vợ chồng tôi tính bán bớt lợn nái vì bí vốn. May mắn là đúng lúc này, vợ chồng tôi được vay 30 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND thông qua Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản” do Hội ND tỉnh triển khai thực hiện ở xã Khánh Mậu. Số tiên vay tạm đủ để vợ chồng tôi mua thức ăn cho đàn lợn trong vài tháng...”.

Cùng với gia đình anh Phương, ở xã Khánh Mậu, cùng được hỗ trợ vốn từ nguồn Quỹ HTND còn có 11 hộ khác. Anh Phạm Văn Đình (xóm 13) thổ lộ: “Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì bỏ chuồng, những hộ nuôi quy mô một chút thì giảm đàn. Để vay vốn ngân hàng thương mại thì không dễ dàng gì, mà nếu có được vay, chúng tôi cũng chẳng dám bởi lãi suất cao. Chúng tôi chỉ mong, những lúc khó khăn, Nhà nước có nguồn vốn ưu đãi mang tính hỗ trợ, khuyến khích, động viên người chăn nuôi như nguồn Quỹ HTND...”.

Chính nhờ được vay 30 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND thông qua Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản” mà gia đình anh Đình vẫn duy trì được đàn lợn nái ngoại 15 con.

Giao vốn đúng đối tượng

Nguồn vốn Quỹ HTND giải ngân cho Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản” ở xã Khánh Mậu từ tháng 2.2012. Vốn giải ngân xong thì nhóm chăn nuôi lợn nái sinh sản cũng được thành lập. Ông Nguyễn Hào Quang - Phó Chủ tịch Hội ND xã Khánh Mậu cho biết: “Trước kia, các hộ chăn nuôi ở gần nhau có khi còn ít trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin cho nhau. Nhóm ND chăn nuôi lợn nái sinh sản thành lập thì việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giữa các thành viên tiến hành thường xuyên hơn. Các hộ hỗ trợ, giúp đỡ nhau về thông tin thị trường thức ăn, thị trường lợn giống, đôn đốc nhau thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch...”.

11 hộ được hưởng lợi từ Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản” ở xã Khánh Mậu với tổng số vốn vay Quỹ HTND là 300 triệu đồng, trong đó có 8 hộ được vay mức 30 triệu đồng/hộ, 3 hộ được vay mức 20 triệu đồng/hộ, thời gian vay 24 tháng, phí quản lý 0,8%/tháng.

Hầu hết các hộ trong nhóm đều đã nhiều năm tích luỹ vốn kinh nghiệm chăn nuôi lợn. Nhưng để đảm bảo cho an toàn trong chăn nuôi, trước khi giải ngân nguồn vốn Quỹ HTND, Hội ND tỉnh, huyện đã phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt cho các hộ thành viên.

Anh Vũ Trung Phương chia sẻ: “Cả một đống tiền bỏ ra đầu tư chuồng trại, thiết bị nên phải cố bám lấy nghề. Trước đó, tự tôi đã đi học kỹ thuật chăn nuôi lợn. Bây giờ được Hội ND tập huấn bổ sung thêm kỹ năng, kiến thức mới, tôi thấy tự tin hơn...”.

Theo bà Bùi Thị Mai Hoa- Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình, việc triển khai Dự án “Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản” ở xã Khánh Mậu đã hỗ trợ đúng đối tượng. Trước khi giải ngân vốn, Hội ND tỉnh đã có khảo sát, thẩm định. Sau giải ngân vốn, các cấp Hội tổ chức giám sát, kiểm tra đảm bảo các hộ vay vốn đúng mục đích.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay25,900
  • Tháng hiện tại1,106,783
  • Tổng lượt truy cập92,280,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây