Học tập đạo đức HCM

Xuất hiện dịch bệnh ở lợn tại Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Ðác Nông

Thứ sáu - 05/04/2013 11:15
Ðến nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có sáu xã của ba huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân xuất hiện dịch tai xanh ở lợn và gần 800 con buộc phải tiêu hủy. Trong đó, Cẩm Xuyên là địa phương có số xã bị bệnh tai xanh nhiều nhất là Cẩm Bình, Cẩm Yên, Cẩm Hòa và Cẩm Nam, gần 700 con lợn buộc phải tiêu hủy.
Hiện, nguy cơ bùng phát dịch tai xanh ở Hà Tĩnh rất cao do ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân chưa tốt. Trước tình hình nêu trên, các ngành chức năng của tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch như khoanh vùng dập dịch, rà soát, buộc các hộ dân cam kết nuôi nhốt tại chỗ, không được buôn bán, giết mổ; tổ chức tiêm phòng bao vây dập dịch. Ngày 4-4, tỉnh Ninh Thuận đã công bố dịch lợn tai xanh xảy ra trên địa bàn xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm huyện Ninh Sơn, từ ngày 20-3 đến 31-3, tại các thôn: Trà Giang 1, Trà Giang 2 và Trà Giang 4, có 118 con lợn (20 lợn nái và 98 lợn con) chết. Nguyên nhân lợn chết là do vi-rút gây bệnh lợn tai xanh.
Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch để tránh lây lan trên diện rộng. Bệnh lợn tai xanh đang xuất hiện trên địa bàn xã Ðác Sin, huyện Ðác R’Lấp, tỉnh Ðác Nông. Tính đến thời điểm này, xã có 66 con lợn chết đã được tiêu hủy. Trước tình trạng dịch lợn tai xanh đang diễn biến phức tạp, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương chủ động ngăn chặn, tránh để dịch bệnh lây lan trên diện rộng; khuyến cáo người dân khi phát hiện bệnh phải báo ngay cho cơ quan chức năng, đề nghị hỗ trợ phòng ngừa, không nên vứt xác lợn chết bừa bãi, tiêu hủy đúng quy trình.
* Tạo điều kiện để người dân ven biển, vùng sâu, vùng xa được sử dụng nước ngọt là nội dung trọng tâm trong chương trình ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre trong hai năm 2013-2014. Với kinh phí gần 60 tỷ đồng, địa phương sẽ tập trung đầu tư mở rộng một số nhà máy cấp nước sinh hoạt, cấp bể (bồn) bê-tông để người dân ven biển, các địa phương vùng sâu, vùng xa tích trữ nước ngọt và tập trung tuyên truyền người dân tiết kiệm tài nguyên nước. Hai năm qua, với kinh phí gần bốn tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh đã được cấp hơn 3.000 bể chứa nước ngọt cho người dân các xã vùng sâu, vùng xa, các xã ven biển.
* Tỉnh Kiên Giang được phê duyệt 19 dự án trên các lĩnh vực sinh kế, thủy lợi, giao thông, quy hoạch đô thị để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD. Tỉnh đang kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phối hợp với tỉnh triển khai các dự án theo vốn đối ứng được xác định; chỉ đạo các đơn vị có liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn tỉnh về cơ chế huy động nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án. Sóc Trăng là một trong năm tỉnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước tác động của biến đổi khí hậu. Ngay đầu năm nay, nước mặn đã đến sớm hơn làm gần 10 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng (gồm cả mất trắng gần 2.000 ha và 8.000 ha bị ảnh hưởng năng suất). Tỉnh đã đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân để họ có thể yên tâm sản xuất nhằm  bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia.
* Nhằm phòng, chống xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu, bảo vệ hơn 37 nghìn ha đất canh tác cũng như đời sống và sản xuất của nhân dân vùng duyên hải, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư 15 tỷ đồng kiên cố hóa mái đê đoạn xung yếu Tân Ðiền (đê biển Gò Công) có chiều dài 500 m. Ðây là đoạn đê yếu, ngoài đê đã hoàn toàn mất đai rừng phòng hộ và đang bị xâm thực, xói lở mạnh đe dọa đến an toàn đê trong mùa mưa bão tới.
* Tại tỉnh Cà Mau, mùa khô hạn năm nay kéo dài dẫn đến thiếu hụt trầm trọng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là canh tác một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vùng trữ nước ngọt lớn nhất của tỉnh có diện tích tự nhiên hơn 200 nghìn ha thuộc vùng bắc Cà Mau, hiện trong tình trạng khô hạn vì không có nguồn nước ngọt bổ sung. Do vậy, người dân ở huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời đã sử dụng nguồn nước giếng, nước ngầm phục vụ tưới tiêu nhưng chỉ cứu vãn được diện tích các vườn rau, vườn cây ăn trái.
* Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh đã nghiệm thu công tác vệ sinh phòng, chống cháy rừng phi lao phòng hộ ven biển trên địa bàn hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải. Sau 15 ngày, gần 100 nhân công đã hoàn thành công việc tỉa bỏ cành khô, thu dọn toàn bộ lớp thực bì và các chất gây cháy ra khỏi 335 ha rừng phi lao có nguy cơ cháy cao trước thời tiết nắng nóng. Do lốc, mưa đá diễn ra trong hai ngày 30-3 và 1-4 trên bàn tỉnh Sơn La đã gây thiệt hại cho địa phương. Mưa đá làm chết một người và bị thương bốn người, khoảng 850 nhà dân hư hỏng, sập và tốc mái, nhiều diện tích hoa màu của dân bị hư hỏng. Huyện Mai Sơn đã hỗ trợ bốn hộ bị sập nhà hoàn toàn tổng số tiền 30 triệu đồng)và hỗ trợ lương thực cho những hộ bị tốc mái nhà. Tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các địa phương rà soát thiệt hại vận động nhân dân giúp nhau vượt qua khó khăn.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký Công điện yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt Ðề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.  Ðể ngăn chặn gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, sự xâm nhiễm vi rút cúm gia cầm, đặc biệt là chủng vi rút cúm A (H7N9) từ nước ngoài vào Việt Nam, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, không để lây lan dịch bệnh cho gia cầm trong nước, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành chức năng, UBND các tỉnh, thành phố phía bắc tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, triển khai thực hiện các nội dung của Ðề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép (Ðề án 2088), hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ đã được giao. Ðồng thời, tăng cường quản lý, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không bảo đảm an toàn thực phẩm... lưu thông trên thị trường; thực hiện nghiêm việc tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía bắc.
 
 
 
PV VÀ CTV
theo nhandan
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm321
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại836,202
  • Tổng lượt truy cập92,009,931
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây