Học tập đạo đức HCM

Agribank đồng hành cùng làng nghề sản xuất cây giống

Thứ tư - 02/12/2020 06:40
Nhờ sự đồng hành cho vay vốn của Agribank, nhiều hộ dân ở Chợ Lách (Bến Tre) ăn nên làm ra, góp phần làm nên sự đổi thay kỳ diệu ở một huyện thuần nông.
Nghề sản xuất cây giống ở huyện Chợ Lách đang ăn nên làm ra do nhu cầu cây giống, nhất là cây ăn trái tăng cao.

Nghề sản xuất cây giống ở huyện Chợ Lách đang ăn nên làm ra do nhu cầu cây giống, nhất là cây ăn trái tăng cao.

Huyện Chợ Lách, nơi có làng nghề sản xuất cây giống phát triển bậc nhất miền Tây. Theo thống kê, mỗi năm các nhà vườn ở đây sản xuất và đưa ra thị trường khoảng 40 triệu cây giống các loại.

Đặc biệt, từ khi có sự đồng hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), tiếp sức nguồn vốn, việc làm ăn của các làng nghề cây giống càng thêm "xuôi chèo, mát mái".

Gia đình ông Phùng Thanh Hùng ở xã Hòa Nghĩa (huyện Chợ Lách) có hơn 7ha đất sản xuất. Trước đây, ông trồng nhiều loại cây ăn trái, nhưng không thành công. Từ ngày gia đình chuyển qua làm cây giống thì kinh tế bắt đầu khởi sắc.

Theo ông Hùng, lúc đầu khi mới làm nghề cây giống, ông chỉ sản xuất khoảng 10.000 - 15.000 cây/năm, thì nay quy mô đã tăng lên gấp 4 lần.

Hiện nay, ngoài các tỉnh miền Tây, cây giống của cơ sở Thanh Hùng có mặt ở một số tỉnh miền Đông và gần đây còn xuất bán sang Trung Quốc. Nhờ việc làm ăn thuận lợi, nên năm nay ông Hùng vừa mua thêm được 3ha đất, trị giá trên 2,7 tỷ đồng để mở rộng cơ sở sản xuất.

 "Từ ngày chuyển sang làm cây giống đến nay, tôi thường vay vốn từ Agribank Chi nhánh huyện Chợ Lách, tùy từng thời điểm mà tôi vay ít hay nhiều. Mặc dù hiện kinh tế gia đình tôi đã khá hơn nhưng tôi vẫn tiếp cận nguồn vốn của Agribank để việc kinh doanh thuận lợi hơn", ông Hùng chia sẻ.

Cơ sở cây giống Chín Chương 2 của ông Phạm Thành Chương, ở xã Sơn Định (huyện Chợ Lách) cũng là khách hàng thân thiết của Agribank Chi nhánh huyện Chợ Lách trong nhiều năm qua. Hiện cơ sở đang sản xuất 2 loại cây giống chủ lực, là vú sữa Hoàng Kim và sầu riêng, với số lượng khoảng 50.000 cây giống/năm.

Cơ sở ươm cây giống của ông Phạm Thành Chương làm ăn phát đạt nhờ đồng vốn của Agribank.

Cơ sở ươm cây giống của ông Phạm Thành Chương làm ăn phát đạt nhờ đồng vốn của Agribank.

Năm nay, nghề làm cây giống được mùa, vì sau đợt hạn mặn, nhiều vườn cây bị mất sức hoặc chết khô, nên đa số các nhà vườn có nhu cầu thay cây mới. Những ngày này, ngoài huy động hết nhân công trong gia đình, ông còn thuê thêm 4 lao động làm tăng ca.

Ông Chín Chương cho biết: "Nghề làm cây giống cho thu nhập khá, nhưng thời gian đầu tư sản xuất cây giống khá dài, có loại cây phải gây nuôi tới 2 năm, do vậy nguồn vốn của Agribank được xem là cứu cánh đối với bà con làm nghề cây giống".

Cán bộ Agribank Chi nhánh Chợ Lách thăm cơ sở sản xuất cây giống của gia đình ông Phùng Thanh Hùng.

Cán bộ Agribank Chi nhánh Chợ Lách thăm cơ sở sản xuất cây giống của gia đình ông Phùng Thanh Hùng.

Theo thống kê của Agribank Chi nhánh huyện Chợ Lách, đến nay tổng dư nợ của toàn chi nhánh đạt trên 1.200 tỷ đồng. Trong đó 98,34% dư nợ được dành để đầu tư cho vay lĩnh vực "Tam nông". Riêng dư nợ cho vay cây giống là 765 tỷ đồng với trên 5.500 khách hàng.

Đặc biệt, nhằm giúp các cơ sở sản xuất cây giống bị ảnh hưởng trong đợt hạn mặn lịch sử vừa rồi có điều kiện tái sản xuất, chi nhánh đã tiếp nhận và nhanh chóng giải quyết hồ sơ vay vốn của 127 hộ, với số tiền lên đến gần 17 tỷ đồng.

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, cho biết: "Nhờ có sự hỗ trợ tích cực của Agribank, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nên các hộ dân làm cây giống bị ảnh hưởng do tình hình hạn mặn đã phần nào khôi phục được công việc làm ăn và ăn nên làm ra”.

https://nongnghiep.vn/agribank-dong-hanh-cung-lang-nghe-san-xuat-cay-giong-d279096.html
Theo Minh Khương/nongnghiep.vn

 

​​​​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay23,448
  • Tháng hiện tại258,309
  • Tổng lượt truy cập88,936,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây