Học tập đạo đức HCM

'Tổ thất thập' sản xuất nhân sâm của người nghèo

Chủ nhật - 29/11/2020 20:06
Ban Giám đốc HTX Dịch vụ Hoa Trung ở Thái Nguyên đều là những người tuổi cận kề thất thập. Vậy mà họ vẫn đầy nhiệt huyết làm kinh tế giúp mình, giúp đời.
Dù đã cận kề thất thập nhưng Ban quản trị HTX dịch vụ Hoa Trung đều rất say mê, nhiệt huyết với công việc của mình. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Dù đã cận kề thất thập nhưng Ban quản trị HTX dịch vụ Hoa Trung đều rất say mê, nhiệt huyết với công việc của mình. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Nhóm tam tam phát triển cây đinh lăng ở Thái Nguyên

Ông Phạm Văn Hoa, Giám đốc HTX dịch vụ Hoa Trung, ở phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên say sưa kể về tác dụng của đinh lăng, loài cây được ví "nhân sâm của người Việt", "thuốc quý người nghèo", bằng cách viện dẫn 2 nhân chứng là vợ và mẹ đẻ của mình cho chúng tôi nghe. Vợ ông bị cả tá bệnh gồm nhiễm độc dây thần kinh, men gan, mỡ máu và suy thận. Ông cho dùng các loại sản phẩm từ cây đinh lăng và đến nay đã khỏe, lại còn giúp ông việc nhà, việc HTX. Mẹ ông, cụ Đỗ Thị Phong nay đã 100 tuổi nhưng vẫn tinh tường đi lại cũng bởi chịu khó uống trà đinh lăng, dùng cao đinh lăng mà có được như vậy.

Ông Hoa là giáo viên về hưu gọi điện cho 2 người bạn thuở hàn vi của mình là ông Nguyễn Đình Bàng (nguyên Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Thái Nguyên), ông Ngô Xuân Bắc (nguyên Giám đốc Công ty xây dựng Hà Nội) để thuyết phục họ về quê sản xuất cây đinh lăng. Cơ đồ ông Hoa chẳng kém cạnh gì với biệt thự khang trang trên khuôn viên rộng cả ngàn mét, chỉ bộ bàn ghế phòng khách của ông cũng ngót nghét tiền tỷ rồi. Vậy nên thấy bạn cố tri mang đinh lăng thuyết phục, lại thấy hiệu nghiệm tức thì vì ở cái tuổi thất thập đã có phần nhão cơ, run gối bỗng khỏe ra thì ông Bàng và ông Bắc quyết định về quê hợp tác. Có nhiều cái hay mà các ông nghĩ đến, đó là được quay về lao động, làm việc ở nơi cắt rốn chôn rau, được làm công việc ý nghĩa và được quây quần bên hàng xóm, bè bạn mà ôn cố tri tân. Năm 2016, HTX dịch vụ Hoa Trung được thành lập. Ông Bắc lái xe ô tô đi đưa 2 bạn già của mình đi khắp Nam Định, Thái Bình để tìm hiểu về cây đinh lăng. Về đến quê hương, các ông đầu tư và liên kết với một số hộ dân tiến hành trồng cây đinh lăng.

Phát huy tối đa giá trị

Dù có diện tích khiêm tốn là 3 ha cây đinh lăng ban đầu nhưng đối với những người đã có trải nghiệm dạn dày về kinh tế thì nhất thiết phải làm cho thật tốt, thật hiệu quả. Nhóm thất thập họp bàn về việc tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, ông Hoa là Giám đốc phụ trách chung, ông Bắc phụ trách maketting, ông Bàng phụ trách tổ chức. Ban quản trị đã liên hệ với Công ty Traphaco và được biết họ chỉ nhập hàng với sản lượng lớn. Vì khẳng định đó nên ba ông quyết định mày mò để sản xuất trà đinh lăng và cao đinh lăng. Năm 2018, HTX sản xuất thành công sản phẩm trà, năm 2019, sản xuất thành công cao đinh lăng. Cả 2 sản phẩm đều được chứng nhận ATVSTP, chứng nhận kiểm soát đo lường chất lượng và được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ. Sản phẩm được đặt tên là cao đinh lăng Hoa Bàng và trà đinh lăng Hoa Bàng (tên ghép của ông Hoa và ông Bàng). Hai sản phẩm vừa mới đạt danh hiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái nguyên năm 2020.

Ông Ngô Xuân Bắc hạch toán, mỗi ha cây đinh lăng trồng mới mất 180 triệu tiền giống. Sau 4 năm, một ha cho thu hoạch khoảng 2 tỷ đồng. Mạnh tay trừ đi một nửa chi phí đầu tư thì mỗi ha có thu nhập đạt 250 - 300 triệu đồng/năm. Nếu làm trà, làm cao thì giá trị gia còn tăng lên nhiều lần. Từ đó, HTX dịch vụ Hoa Trung đã quyết định đầu tư dự án trồng cây đinh lăng dược liệu với quy mô lớn tại 3 xã miền tây thị xã Phổ Yên. Dự án có sự liên kết của các hộ dân vệ tinh và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cơ quan chức năng, chính quyền các cấp ở địa phương.


https://nongnghiep.vn/to-that-thap-san-xuat-nhan-sam-cua-nguoi-ngheo-d278895.html
Theo Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn

 

​​​​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay23,499
  • Tháng hiện tại258,360
  • Tổng lượt truy cập88,936,694
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây