Học tập đạo đức HCM

Một nông dân tỉnh Thái Nguyên sáng chế máy khoan có một không hai, bán cả ra nước ngoài

Thứ hai - 23/11/2020 17:31
Dù không qua trường lớp kỹ thuật, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm làm cơ khí, ông Trần Đình Chinh, phố Cầu Ca, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã sáng chế ra chiếc máy khoan giếng thủy lực có một không hai. Chiếc máy khoan độc đáo do ông sáng chế bán đi khắp các tỉnh, thành phố, mà còn được bán sang nhiều nước khác.

Học hết lớp 7, lại không qua trường lớp đào tạo chuyên về kỹ thuật cơ khí, mà chỉ được ông nội truyền nghề, nhưng ông nông dân Trần Đình Chinh giờ đây lại là "nhà sáng chế" nức tiếng ở Thái Nguyên. 

Ông nông dân Thái Nguyên thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sáng chế có một không hai này - Ảnh 1.

Sau một thời gian nghiên cứu, ông Trần Đình Chinh, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã chế tạo ra chiếc máy khoan giếng thủy lực có một không hai

Ông Trần Đình Chinh chia sẻ, khi mới làm nghề cơ khí, ông cũng sản xuất ra các loại máy móc quen thuộc như: Máy cày, máy tuốt lúa,…

Sau đó, thấy mọi người khoan giếng bằng tay vất vả, tốn nhiều công sức nên ông đã nghĩ đến việc chế tạo ra máy khoan giếng bằng điện. Tuy nhiên, quá trình sử dụng cho thấy hiệu quả của chiếc máy không cao.
 

Tiếp đến, ông lại chế tạo ra chiếc máy khoan giếng tự hành có thể vận chuyển dụng cụ trên đường, khoan được cả đá. Vậy nhưng, năng suất hoạt động của chiếc máy không cao, mất nhiều thời gian và công sức. 

Không nản lòng, đến năm 2017, ông bắt đầu đi vào nghiên cứu, chế tạo máy khoan giếng thủy lực đập hơi, giúp rút ngắn thời gian và giảm công sức lao động tương đối lớn.

"Trước đây, để khoan được một cái giếng có độ sâu khoảng 100m, máy khoan tự hành phải mất đến 10 ngày. Nhưng với máy khoan giếng thủy lực này, chỉ cần 4 – 5 tiếng đồng hồ là đã có thể thực hiện xong. Nhờ đó việc khoan giếng trở nên dễ dàng, không vất vả. Đặc biệt, chiếc máy này có thể khoan được tất cả các loại địa tầng khác nhau. Do vậy, trước khi khoan không cần phải lấy mẫu đất đá, mà còn có thể khoan tới độ sâu 300m"- ông Chinh cho biết. 

Theo ông Chinh, trong quá trình sản xuất, lắp ráp máy khoan, ông sử dụng máy nổ để kéo bơm thủy lực tạo ra sức ép, kết hợp với mũi khoan đập hơi. Do đó, khi vận hành, máy tự đập vụn và thổi mạt lên mặt đất, không phải mất công kéo đất đá trong đường ống khoan lên khỏi mặt đất.

Ông nông dân Thái Nguyên thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sáng chế có một không hai này - Ảnh 2.

Theo ông Trần Đình Chinh, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), chiếc máy khoan giếng thủy lực này chỉ cần 4 – 5 tiếng đồng hồ là đã có thể khoan xong 1 chiếc giếng có độ sâu 100m.

Khi mới chế tạo ra chiếc máy khoan giếng thủy lực này, máy phải khoan lỗ to và không khoan được sâu. Nhưng qua quá trình nghiên cứu, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay chiếc máy đã được ông cải tiến với nhiều ưu điểm vượt trội.
 

Ưu điểm đầu tiên, máy có 2 cầu, số phụ, phanh thủy lực 4 bánh giúp an toàn trong quá trình di chuyển và hoạt động. 

Thứ hai, do toàn bộ hệ thống là máy thủy lực nên máy khoan có thể di chuyển dễ dàng, vận chuyển toàn bộ được thiết bị, năng suất lao động cao, lại không tốn nhân công. 

Thứ ba, máy khoan được lắp thêm hệ thống tời chuông có tác dụng giúp cho việc mỗi lần rút mũi khoan lên không phải tháo ren liên tục, ren vào khoan không bị hại. 

Đây chính là sáng kiến có một không hai trên thị trường hiện tại.
 

Uư điểm vượt trội khác so với các máy khoan giếng hiện nay, đó là máy có đầu bò gắn khoan, có thể đẩy ngang, đẩy dọc thuận tiện cho việc tháo lắp mũi khoan dễ dàng và có thể khoan nghiêng.

Ông nông dân Thái Nguyên thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sáng chế có một không hai này - Ảnh 3.

Ưu điểm của loại máy này là máy có 2 cầu, có số phụ, có phanh thủy lực 4 bánh.

Hiện nay, gia đình ông Chinh vận hành 1 nhà xưởng với diện tích 300m2, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng gần 20 lao động, trong đó, 11 lao động chính có mức thu nhập khoảng 10 - 12 triệu đồng/người/tháng. 

Để thuận tiện cho việc chế tạo máy, ông Chinh đang đầu tư xây dựng thêm 1 nhà xưởng có diện tích 500m2 với chi phí hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện tại, ông Chinh nhập từ nước ngoài về một số phụ kiện rồi cải tiến cho phù hợp để lắp ráp, còn một số phụ kiện do ông tự sản xuất để chế tạo máy.

Ông nông dân Thái Nguyên thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sáng chế có một không hai này - Ảnh 4.

Ông Chinh, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đang đầu tư xây dựng thêm 1 nhà xưởng có diện tích 500m2 với chi phí hơn 1 tỷ đồng.

Anh Nguyễn Văn Tân, một công nhân làm việc gần 10 năm tại xưởng của ông Chinh cho biết: "Công việc ở xưởng tương đối đều. Do sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy nên chúng tôi thường xuyên phải làm việc tăng ca cho kịp hàng để giao cho khách. Trung bình mỗi tháng, thu nhập của tôi đạt từ 14 - 15 triệu đồng".  

Ông nông dân Thái Nguyên thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sáng chế có một không hai này - Ảnh 5.

Thu nhập của công nhân tại xưởng trung bình đạt từ 14 - 15 triệu đồng

Một chiếc máy khoan hoàn chỉnh cần kết hợp với một số phụ kiện như: Máy nén khí, vòi hơi, mũi khoan, cần khoan, búa đập... Do vậy, giá bán máy khoan giếng thủy lực hoàn chỉnh có thể lên tới 550 – 950 triệu đồng/máy, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. 

Trung bình mỗi tháng, xưởng của ông Chinh có thể chế tạo ra từ 10 – 12 chiếc máy khoan giếng thủy lực. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, lợi nhuận thu về từ việc sản xuất và bán máy khoan đã lên tới gần 3 tỷ đồng.

Ông nông dân Thái Nguyên thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sáng chế có một không hai này - Ảnh 6.

Trung bình mỗi tháng, xưởng của ông Chinh có thể chế tạo ra từ 10 – 12 chiếc máy khoan giếng thủy lực.

Đến nay, các sản phẩm của ông Chinh đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, một số sản phẩm đã được bán ra nước ngoài như: Lào, Campuchia…       

Với việc chế tạo ra chiếc máy khoan giếng thủy lực có một không hai này, vừa qua, ông Chinh đã vinh dự đạt giải Nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp ngành lần thứ X năm 2019 – 2020 do Hội Nông dân tổ chức, được Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên tặng giấy khen.

https://danviet.vn/mot-nong-dan-tinh-thai-nguyen-sang-che-may-khoan-co-mot-khong-hai-ban-ca-ra-nuoc-ngoai-20201123120157062.htm

Theo Hà Thanh - Kiều Hải/danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm193
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại286,206
  • Tổng lượt truy cập92,663,870
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây