Học tập đạo đức HCM

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm: Nâng tầm giá trị nông sản

Thứ ba - 24/11/2020 21:45
Thời gian qua, hoạt động đối thoại định kỳ với người lao động (NLĐ) ở các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh đã từng bước đi vào nền nếp, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và NLĐ.



Công ty CP Than Vàng Danh đối thoại với các tổ trưởng tổ sản xuất.

Tại các đơn vị ngành Than, nhiều doanh nghiệp đã coi đối thoại với NLĐ là một trong những giải pháp tích cực để phát triển sản xuất kinh doanh, chăm lo cho NLĐ.

Điển hình như Công ty CP Than Vàng Danh đã thường niên tổ chức hội nghị đối thoại với NLĐ. Những ý kiến trong buổi đối thoại được trực tiếp Giám đốc công ty phân tích, làm rõ từng ý kiến, kiến nghị, đồng thời giao cho các đồng chí Phó giám đốc và các phòng chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ giải quyết ngay những tồn tại, với phương châm "Những gì có thể làm để NLĐ có môi trường làm việc, môi trường sống tốt nhất thì phải làm ngay".

“NLĐ được đóng góp ý kiến góp ý để xây dựng môi trường làm việc ổn định, vì sự phát triển của doanh nghiệp, dung hòa được quyền và lợi ích, phòng ngừa các bất đồng xảy ra, hạn chế và loại trừ nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động” - Trưởng Ban Chính sách pháp luật, LĐLĐ tỉnh Nguyễn Đức Hoạt nhận định.
Còn nhớ, trong cuộc đối thoại năm 2019, khi tất cả các kiến nghị, đề xuất liên quan đến chế độ chính sách của NLĐ đều được Giám đốc đơn vị đáp ứng nguyện vọng như: Bố trí xe đưa công nhân về quê ăn Tết, tăng lương, trang cấp đồng phục, đi tham quan nghỉ mát...

Song Giám đốc Công ty CP Than Vàng Danh Phạm Văn Minh vẫn lo CNLĐ e ngại không dám đề xuất kiến nghị, nên tiếp tục động viên: Ai còn có ý kiến cứ giơ tay, tôi sẽ giải quyết hết, kể cả hội nghị sẽ diễn ra đến chiều... Hàng trăm CNLĐ đã đồng loạt vỗ tay hưởng ứng tinh thần hết sức vì NLĐ của lãnh đạo công ty.



Đối thoại với NLĐ tại Công ty CP Viglacera Hạ Long.

Tại Công ty CP Viglacera Hạ Long, hội nghị đối thoại luôn được Công đoàn và Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Hữu Mão, Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết: Công ty luôn coi đối thoại với NLĐ là “công cụ” để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cũng như hạn chế tối đa tình trạng đình công.

Thông qua ý kiến tại các hội nghị đối thoại, điều kiện làm việc, ăn uống của NLĐ đã được lãnh đạo Công ty quan tâm cải thiện ngày một tốt hơn, như: Đầu tư hệ thống máy móc hiện đại làm tăng năng suất, giảm sức lao động; giảm độ nóng bức trong nhà máy bằng cách lắp đặt hệ thống phun sương; chế độ ăn ca tự chọn hấp dẫn kèm đồ tráng miệng; các thiết chế phục vụ NLĐ như nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, sân thể thao, cửa hàng phục vụ nhu cầu làm đẹp cho phụ nữ ngay trong khuôn viên nhà ở tập thể… Những năm qua, đời sống NLĐ ở Công ty luôn được cải thiện, thu nhập bình quân đạt gần 10 triệu đồng/người/tháng, cao nhất so với các đơn vị sản xuất gạch ngói trong ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt, việc tổ chức hội nghị đối thoại định kỳ tại một số nơi vẫn còn hình thức, thậm trí ở nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Vì thế, để nâng cao chất lượng tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, theo ông Nguyễn Đức Hoạt, Trưởng Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ tỉnh, các thành viên tham gia đối thoại phải là những người hiểu biết pháp luật về lao động, công đoàn và chế độ chính sách với NLĐ; có khả năng thuyết trình, phản biện. Người sử dụng lao động phải xác định đây là trách nhiệm của mình để thực hiện đúng quy định của pháp luật và đảm bảo dân chủ thực sự. Đa dạng hóa các hình thức đối thoại thông qua nhiều kênh khác nhau.

Đối với chính quyền cấp tỉnh, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình vi phạm việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Về phía Chính phủ, cũng cần có chế tài đủ mạnh xử phạt doanh nghiệp cố tình không xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, không tổ chức hội nghị NLĐ và hội nghị đối thoại. Và chỉ khi các giải pháp được thực hiện đồng bộ, đối thoại trong doanh nghiệp mới đem lại hiệu quả cao.

Theo Thanh Hằng/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay19,151
  • Tháng hiện tại254,012
  • Tổng lượt truy cập88,932,346
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây