Học tập đạo đức HCM

Cây quế giúp đồng bào xã vùng cao Nậm Lúc, Bắc Hà giảm nghèo bền vững

Chủ nhật - 13/12/2020 23:53
CTTĐT - Vào thời điểm cuối năm này, chuẩn bị sang năm mới Tân Sửu 2021, mặc dù đã kết thúc vụ thu hoạch quế chính vụ song một số hộ nghèo, cận nghèo xã vùng cao Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai)  vẫn tranh thu tỉa cành, lá quế bán kiếm thêm ít tiền làm nhà, đi chợ, và mua sắm, trang bị nội thất, đồ dùng. Mỗi người dân trồng quế ở xã Nậm Lúc hết sức phấn khởi vì quế được giá cao nhất từ trước đến nay, đem lại nguồn thu lớn, cải thiện, nâng cao đời sống. 
Khu tái định cư Nậm Chàm hồi sinh, phủ xanh đồi quế đã và đang bắt đầu cho thu hoạch, hứa hẹn tương lai tươi sáng cho đồng bào dân tộc Dao.
Đồng bào phấn khởi, ấm no nhờ quế trúng giá cao, ổn định
Đến thăm khu tái định cư Nậm Chàm nay thuộc thôn Nậm Nhù (sát nhập 02 thôn Nậm Chàm và Nậm Nhù tháng 9/2019),  xã Nậm Lúc, ấn tượng những đổi thay kì diệu đang diễn ra trên vùng đất vốn hơn 8 năm trước, vào rạng sáng ngày 31/08/2012, một trận lũ quét “kinh hoàng” đã cướp đi sinh mạng của 10 người, cuốn trôi và làm sập đổ hoàn toàn hàng chục nhà dân, được xem là trận lũ quét để lại hậu quả nặng nề nhất về người và tài sản ở Bắc Hà từ trước đến nay.
Năm 2020 Canh Tý đã sắp kết thúc, đón Xuân Tân Sửu 2021 này, bà con khu tái định cư Nậm Chàm, xã Nậm Lúc có thêm nhiều niềm vui, phấn khởi mới khi gần 30 hộ dân cuối cùng được sử dụng điện lưới Quốc gia, con đường bê tông xi măng vào khu tái định cư Nậm Chàm dài 1,62 km mới hoàn thành, trong đó mỗi hộ đóng góp 1 triệu đồng cùng với hỗ trợ Nhà nước, mở ra cơ hội mới đổi đời cho đồng bào dân tộc Dao. Đặc biệt khu  sạt lở tan hoang xưa giờ đã không còn mà được thay thế bởi những đồi quế “mướt xanh”.  Cây quế đã và đang là cây trồng chính và bắt dầu cho thu hoạch, đem lại nguồn thu đáng kể góp phần đổi thay kỳ diệu trên mảnh đất "dữ" xưa.
Mặc dù đang bận giám sát thợ hoàn thiện ngôi nhà xây 2 tầng cho kịp đón tết trong ngôi nhà mới, bí thư chi bộ Trương Văn Quang nghe tin có nhà báo đến thôn đã gác lại việc nhà đón tiếp. Hỏi han nhà cửa anh Quang không dấu niềm vui, tự hào cho biết ngôi nhà đầu tư xây dựng hoàn thiện chưa tính sơn và nội thất dự kiến trên 800 triệu đồng. Vợ chồng tích lũy gần 10 năm nay từ trồng sắn và cây quế, mấy năm nay quế được giá cao, ổn định nên thu được, có tiền xây nhà mới cho bằng bạn, bằng bè - PV.
Còn gia đình anh Đặng Văn Hải, dân tộc Dao, 40 tuổi, ở khu dân cư Nậm Chàm, thôn Nậm Nhù là 1 trong số  hộ bị thiệt hại hoàn toàn nhà ở, tài sản, hoa màu trong đợt lũ quét lịch sử diễn ra cách đây hơn 8 năm, được nhà nước hỗ trợ đến khu tái định cư mới, từng bước ổn định đời sống và sản xuất, gia đình anh Hải đã tích cực trồng mới 5 ha quế, từ 2-7 năm tuổi. Đất không phụ công người đây là năm thứ 2, gia đình anh Hải thu hoạch tỉa quế, chủ yếu cành lá bán tạo thêm nguồn thu, sau đợt 1 thu tỉa đầu năm được 15 triệu, đầu tháng 12 này gia đình anh thu tỉa cành lá đợt cuối để có thêm tiền đầu tư hoàn thiện ngôi nhà xây, chuẩn vui xuân, ăn tết, anh Hải cho biết.
Thôn Nậm Nhù hiện có 96 hộ, 469 khẩu, trong dó khu tái định cư Nậm Chàm  có 39 hộ với 227 khẩu dân tộc Dao.  Hơn 8 năm qua được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, accs cấp, các ngành đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Dao từng buw9owcs ổn định đời sống và sản xuất. Bằng chính nội lực, nhận thấy hiệu quả từ cây quế, bà con trong thôn đã trồng 40 ha quế, trong đó năm 2020 trồng mới 6 ha. Đã hơn 2 năm qua, cây quế bắt đầu cho thu hoạch tỉa, tạo thêm nguồn thu đáng kể, tạo sự hồi sinh nơi đây.
Tranh thủ trước khi kết thúc năm 2021, chuẩn bị đón xuân, ăn tết nguyên đán Tân Sửu, Anh Phàn Văn Yên, thôn Nậm Kha - đại lý thu mua quế xã Nậm Lúc  đại lý thu mua quế xã Nậm Lúc, tranh thủ thu gom để xuất nốt mẻ hàng cuối vào giữa tháng 1 năm 2021 theo ký kết. Anh Yên phấn khởi cho biết: "Nhà mình hiện trồng khoảng 12 ha cây quế, mỗi năm cho thu từ 80- 120 triệu đồng. Có vốn mình đầu tư kết hợp làm dịch vụ nông nghiệp, mở đại lý thu mua quế hơn 10 năm qua. Mình thấy mấy năm nay giá quế cao, ổn định, tiêu thụ thuận lợi, đặc biệt năm 2020 là năm cao nhất từ trước tới nay và đã qua chính vụ quế thì giá quế thời điểm này vẫn cao hơn nhiều so với năm trước".
Đến nay, Nậm Lúc đã trở thành xã trọng điểm thứ 2 sau Nậm Đét trồng nhiều diện tích cây quế ở khu vực hạ huyện. Đến đây, người ta sẽ bắt gặp những đồi quế ngút ngàn, trùng điệp, dài tít tắp trên các triền đồi núi cao, đã và đang đem lại nguồn thu lớn cho đồng bào. Đặc biệt kết thúc năm 2020, xã Nậm Lúc đã thu kỷ lục từ sản phẩm quế trong suốt gần 30 năm phát triển cây quế, khẳng định thành công thực hiện nghị quyết phát triển cây quế gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp địa phương, ông Đặng Văn Khánh, phó chủ tịch ủy ban nhân dân  xã Nậm Lúc phấn khởi cho biết: "Năm nay, xã Nậm Lúc trúng giá quế cao nên dân thu hoạch nhiều hơn so với trước. Kết thúc thu hoạch chính vụ, vào dịp cuối năm này bà con thu hoạch tỉa bán cành lá là chủ yếu và một phần nhỏ vỏ quế song giá vẫn ổn dịnh, tư thương vẫn đến từn thôn, nhà dân mua. Được giá và việc tiêu thụ các sản phẩm từ quế rất thuận lợi. Ngoài ra, người trồng có thể tận thu bán vỏ và lá quế, thậm chí những thân cây quế nhỏ cũng được mua với giá cao, ổn định”.
Theo đó, chính vụ vỏ quế tươi tại xã Nậm Lúc đang được thu mua ở mức từ 27.000 - 32.000 đồng/kg. Riêng quế hữu cơ luôn có giá từ 30.000 - 32.000 đồng/kg, lá, cành quế trung bình 2.000/kg, thu hoạch đến đâu có thương lái đến tận nơi thu mua đến đó. Còn qua chính vụ, vẫn có nhiều tư thương đến tận hộ, thôn thu mua với giá cao, chỉ giảm 1.000 đồng/kg vỏ quế tươi, khô và 1.700 đồng/kg lá quế. Trong khi giá trung bình năm ngoái, giá vỏ quế chỉ đạt 22.000 - 23.000 đồng/kg, lá quế chỉ 1.500- 1.600 đồng/kg.
Kết thúc năm 2020, xã Nậm Lúc đạt nguồn thu cao nhất từ trước tới nay khi bà con nông dân đã thu gần 24 tỷ 118 triệu đồng từ sản phẩm quế, tăng gần 6 tỷ 031 triệu đồng so  với năm 2019. Trong đó thu hoạch được 413 tấn vỏ quế khô, bán thu 17 tỷ 166 triệu đồng, tăng 113 tấn so với năm 2019; thu, bán 215 tấn vỏ quế tươi trị giá 6 tỷ 722 triệu đồng, tăng 65 tấn; thu, bán 1.127 tấn lá quế, đạt gần 1 tỷ 798 triệu đồng, tăng 267 tấn so với năm 2019. Đây thực sự là nguồn thu lớn, cải thiện, nâng cao đời sống, giúp them nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả, giàu có, có điều kiện chuẩn bị vui xuân, ăn tết nguyên đán Tan Sửu 2021 sắp tới sung túc, đầy đủ.
 
Gia đình anh Đặng Văn Hải, thôn Nậm Chàm tranh thủ bán đợt cành lá quế cuối trong năm
Phát triển vùng quế hữu cơ- hướng đi mới hiệu quả bền vững
Với hiệu quả lớn từ cây quế, thời gian qua, Nậm Lúc xác định cây quế là cây mũi nhọn giảm nghèo bền vững nên đã chú trọng mở rộng diện tích, nhất là phát triển cây quế hữu cơ, gắn với giao đất giao rừng cho nhân dân nhận khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng. Đặc biệt trong giai đoạn 2016- 2020, các hộ dân xã đã trồng 948,96 ha rừng trong đó diện tích trồng quế 929ha, hiện tổng diện tích rừng của xã là 2.745ha, trong đó diện tích quế 1.915 ha. Trong nhiệm kỳ mới 2020- 2025, xã Nậm Lúc phấn đấu trồng mới trên 400 ha cây quế và ngay trong năm đầu thực hiện Nghị quyết, bà con nhân dân trong xã đã trồng mới 100  ha quế, nâng tổng diện tích quế toàn xã lên 2.000 ha.
Đưa chúng tôi đi thăm vùng quế hữu cơ mới hình thành, ông Đặng Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Lúc phấn khởi cho biết: "Cây quế đã và đang đem lại nguồn thu ổn định, giảm nghèo bền vững, trung bình mỗi năm giảm trên 10% hộ nghèo, giảm 42,84% so với 2015, đời sống đồng bào Mông, Dao từng bước cải thiện, nâng cao từ quế, tạo niềm tin để xã vùng cao Nậm Lúc vững tin phát triển vùng chuyên canh quế hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và ngay trong năm 2020, chúng tôi đã chủ động xây dựng và phát triển vùng quế hữu cơ gắn với chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai, Công ty Hương vị quế Sơn Hà khảo sát và chứng nhận vùng quế hữu cơ tại xã Nậm Lúc, trao giấy chứng nhận cho bà con, lựa chọn được 3 tổ, nhóm sản xuất quế ống sáo, trở thành vùng nguyên liệu cho Công ty Sơn Hà”.
Bà con nhân dân xã Nậm Lúc đã sẵn sàng bắt tay cùng doanh nghiệp và cơ quan chuyên ngành quản lý Nhà nước trong việc liên kết sản xuất trồng, chế biến và tiêu thụ quế hữu cơ. Tại thôn Cốc Đầm, xã Nậm Lúc, 20 thành viên tổ, nhóm trồng và sản xuất quế ống sáo tại thôn Cốc Đầm đều cho rằng đây là cơ hội lớn giúp bà con nâng cao giá trị thu nhập từ đồi quế. Chị Lý Thị Thiệu, thôn Cốc Đầm, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà chia sẻ: “Thông qua các lớp tập huấn trồng quế hữu cơ gia đình tôi có thể mở rộng trồng cây quế. khai thác và chế biến ra những sản phẩm từ cây quế sao cho phù hợp nhất, như thế sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn”.
Bên cạnh đó, để sản phẩm quế đạt chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường với giá cả ổn định, xã Nậm Lúc tiếp tục  đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc xây dựng và phát triển vùng quế hữu cơ gắn với chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Từ đó đời sống của người dân vùng cao Nậm Lúc được cải thiện, nâng cao, có điều kiện đóng góp công sức, tiền của xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện các tiêu chí khó về giao thông, nhà ở dân cư... góp phần đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại địa phương. /.
Theo Laocai.gov.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay22,180
  • Tháng hiện tại252,884
  • Tổng lượt truy cập92,630,548
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây