Học tập đạo đức HCM

Củng cố, hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp: “Bà đỡ” của kinh tế hộ

Chủ nhật - 26/07/2020 10:13
HNP - Với nhiều nỗ lực củng cố hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, nhất là những kết quả đạt được trong thực hiện tiêu chí số 13 (hình thức tổ chức sản xuất) trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đã trở thành “bà đỡ” của kinh tế hộ. Song, bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn đó không ít hạn chế, khó khăn cần sớm được tháo gỡ kịp thời. Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã có cuộc trao đổi xung quanh nội dung này.

Mô hình trồng nhãn chín muộn ở huyện Hoài Đức

 

- Kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX nông nghiệp của Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, ông có thể cho biết những kết quả đạt được của thành phố?

- Đúng vậy. Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của người dân, các HTX nông nghiệp của Hà Nội đã có những tiến bộ nhảy vọt nhờ đẩy mạnh phát triển sản xuất. Đến nay, thành phố có 1.062 HTX nông nghiệp đang hoạt động ở 23 quận, huyện, thị xã. Tổng số thành viên của các HTX là 450.439 người. Số lao động thường xuyên làm việc tại các HTX là 32.785 người. Các HTX đã phát huy tối đa vai trò “bà đỡ” của nông dân từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay. Đáng chú ý, các HTX đã từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hữu ích đối với nông nghiệp, nông thôn. Nhiều HTX đã tạo sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, trong đó, làm tốt việc đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng, giá trị cao vào sản xuất. Các HTX sản xuất chuyên ngành chăn nuôi, thủy sản đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, hệ thống chuồng trại tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập…    

Cùng với thực hiện tốt hơn 10 khâu dịch vụ phục vụ cho gần 200ha đất sản xuất nông nghiệp mỗi năm của hàng nghìn hộ nông dân, các HTX nông nghiệp đã không ngừng mở rộng liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và với thành phần kinh tế khác để nâng cao giá trị gia tăng, đổi mới phương thức canh tác, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp… Một thành công nữa của các HTX là cùng với chính quyền địa phương thực hiện thành công dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, qua đó, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích…

Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng) là một hình mẫu của mô hình nông nghiệp đô thị hiện đại

- Trong nhiều diễn đàn, ông đều cho rằng, các HTX đã có những đóng lớn trong xây dựng nông thôn mới của thành phố, vậy những đóng góp đó thể hiện trong lĩnh vực nào?

- Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất là một nội dung hết sức quan trọng. Bởi đây là tiêu chí hỗ trợ đắc lực cho người dân phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Theo tôi, nhiệm vụ này, Hà Nội đang làm khá tốt. Đến nay, thành phố có 382 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí số 13. Đáng nói, nhiều HTX sau củng cố đã có nhiều chuyển biến tích cực trong tổ chức thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, giống cây trồng, vật nuôi mới cũng được chuyển giao hiệu quả thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo tiền đề cho nông thôn mới phát triển bền vững…

Việc các HTX mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng đã tạo nhiều việc làm cho nông dân, nhất là ở những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp, bảo đảm thu nhập và từng bước cải thiện nâng cao đời sống cho thành viên, người lao động trong HTX, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo mối liên kết trong nội bộ HTX, giữa các HTX với các tổ chức kinh doanh khác để cùng phát triển. Điều mà tôi tâm đắc là thông qua thực hiện tiêu chí số 13, các HTX trên địa bàn thành phố đã tác động ảnh hưởng tốt tới việc thực hiện các tiêu chí khác như: Giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, chợ nông thôn…, góp phần quan trọng ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội của từng địa phương.

- Những đóng góp của các HTX nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới có lẽ khó có thể đong đếm. Tuy nhiên, vì sao các HTX nông nghiệp, nhất là các HTX quy mô nhỏ vẫn gặp khó khăn thưa ông?

- Việc hỗ trợ phát triển các HTX nông nghiệp thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Đó là, tại các địa phương có HTX mới thành lập trong những năm gần đây hoạt động đơn điệu, thiếu sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của một số HTX còn hạn chế, đa số chỉ làm được các dịch vụ không mang tính cạnh tranh cao như dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật… Các dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Đa số các HTX hoạt động có quy mô nhỏ, thiếu vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn vay khác từ ngân hàng và không có tài sản thế chấp cũng như chưa có được phương án sản xuất kinh doanh khả thi và cụ thể…

Tôi đã đến nhiều HTX và nhận thấy trong quá trình sản xuất kinh doanh, các HTX nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào sự định hướng của chính quyền địa phương mà chưa năng động, sáng tạo tìm ra hướng phát triển, mở thêm các khâu dịch vụ, liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Còn nhiều HTX chưa mở rộng liên kết giữa các HTX trên địa bàn và liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản…

Chăn nuôi lợn rừng ở huyện Thạch Thất mở ra hướng làm giàu cho nông dân

- Mở hướng đi mới giúp các HTX nông nghiệp trở thành “bà đỡ” của kinh tế hộ là mong muốn của nhiều địa phương, với vai trò là Cơ quan thường trực Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, Sở NN&PTNT sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nào thưa ông?

- Song song với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố, phát triển HTX nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thông qua các hoạt động tư vấn, hướng dẫn thành lập mới tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX. Đặc biệt là định hướng cho việc tập trung, tích tụ ruộng đất để liên kết yếu tố con người hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, theo ngành hàng và chuyển đổi sang phương thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Phát triển chế biến và chế biến sâu, hoàn thiện sản phẩm, phát triển các kênh tiêu thụ tới tay người tiêu dùng. Thu hút doanh nghiệp liên kết hợp tác với các HTX phát triển chuỗi giá trị theo các vùng quy hoạch sản xuất tập trung tại Quyết định 3215/QĐ-UBND, ngày 14/6/2019, của UBND thành phố. Ngành Nông nghiệp Hà Nội cũng sẽ tập trung xây dựng các HTX điển hình, nâng cao tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả, đồng thời phối hợp với các địa phương củng cố các HTX hoạt động trung bình yếu, giải thể các HTX không hoạt động, tồn tại danh nghĩa theo quy định của pháp luật…  

Đi đôi với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Sở NN&PTNT cũng sẽ tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hỗ trợ các HTX; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản thông qua hỗ trợ thiết kế logo, bao bì, nhãn mác…; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục tư vấn, hướng dẫn các HTX thực hiện chính sách, pháp luật; hỗ trợ các HTX tham gia diễn đàn kinh tế hợp tác, các hội chợ, chương trình liên kết giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, liên kết tiêu thụ sản phẩm… Đặc biệt là hỗ trợ các HTX xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án đổi mới phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa…

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Theo Thanh Bình/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập795
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm781
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,522
  • Tổng lượt truy cập93,159,186
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây