Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, chưa bao giờ Việt Nam có quy mô đàn gia cầm lớn như hiện nay, lên tới gần 500 triệu con. Trong năm 2020, tổng sản lượng thịt gia cầm ước đạt 1,42 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2019; trứng đạt 14,6 tỷ quả, tăng 9,6%.
Điều này khiến nguồn cung thịt và trứng gia cầm tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại giảm. Hơn nữa, dù chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn, nhưng phần lớn chủ trang trại chưa liên kết với các doanh nghiệp hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, nên đầu ra bấp bênh và phụ thuộc nhiều vào thương lái.
Các chuyên gia nông nghiệp cũng đưa ra cảnh báo, việc tiêu thụ gia cầm sẽ còn rất khó khăn và người chăn nuôi cũng sẽ gặp nhiều rủi ro.
Công nhân đang lựa chọn sản phẩm trứng gia cầm để đưa vào lò ấp tại Hòa Bình. (ảnh Minh Huệ)
Thực tế cho thấy, giá gia cầm liên tục giảm từ sau Tết Nguyên đán đến nay do tình trạng tái đàn ồ ạt tại các địa phương, cộng thêm tình hình dịch cúm gia cầm, dịch Covid-19 trên người diễn biến phức tạp, khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm mạnh.
Để bảo vệ người chăn nuôi trong nước, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị các bộ ngành và Thủ tướng Chính phủ tạm thời chưa giảm thuế nhập khẩu gia cầm trong giai đoạn 2020 - 2025, mà vẫn giữ nguyên thuế suất nhập khẩu sản phẩm gia cầm 20% từ nay đến năm 2025.
Trong trường hợp phải hài hòa quan hệ thương mại với một số đối tác chiến lược, buộc phải cắt giảm thuế nhập khẩu thịt gà, Hiệp hội kiến nghị chỉ nên giảm thuế nhập khẩu đối với một số ít sản phẩm. Cụ thể, chỉ giảm 1 - 2% thuế nhập khẩu thịt ức gà. Đối với gà chặt đầu, đùi, cổ cánh và chân gà không nên giảm thuế nhập khẩu trong 5 năm tới.
Để giảm bớt rủi ro, thiệt hại cho người chăn nuôi, mới đây Bộ NNPTNT đã chỉ đạo điều chỉnh giảm mức tăng trưởng về đầu con và sản lượng gia cầm. Điều chỉnh giảm tỷ lệ thịt gia cầm các loại từ 16,5% về dưới 10%, trứng từ 14% xuống còn 9 - 10%.
Đặc biệt, điều chỉnh giảm lượng thịt gia cầm vào các tháng mùa nóng (từ tháng 5 - 8), nhằm tránh dư thừa gây thiệt hại cho người chăn nuôi, đồng thời tích cực tìm kiếm các thị trường để xuất khẩu sản phẩm gia cầm.
Trước đó, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) có đề ra một số định hướng cho ngành chăn nuôi 2020, như sau:
Tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2020 đạt khoảng 4%. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,5 triệu tấn, trong đó: thịt lợn khoảng 64-67%, thịt gia cầm khoảng 25-27%, thịt gia súc ăn cỏ khoảng 9-11%.
Sản lượng trứng đạt khoảng 14,5 tỷ quả trứng và sản lượng sữa đạt khoảng 1,2 triệu tấn. Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người đạt khoảng 57 kg thịt hơi các loại, khoảng 130-135 quả trứng, khoảng 13-15 kg sữa tươi.
Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 50% và 40%. Tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt sản xuất ra hàng năm tương ứng khoảng 20-25%.
Theo Thiên Ngân/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;