Học tập đạo đức HCM

Giá phân bón tăng nóng trở lại

Thứ năm - 30/09/2021 06:33
Sau khi hạ nhiệt hồi cuối đầu tháng 9, giá các loại phân Urea, DAP, Kali… ở các tỉnh, thành phía Nam lại đang tăng nóng trở lại.
Giá Urea đang tăng mạnh trở lại ở Nam bộ. Ảnh: Thanh Sơn.

Giá Urea đang tăng mạnh trở lại ở Nam bộ. Ảnh: Thanh Sơn.

Sau khi giảm nhiệt hồi cuối tháng 8, đầu tháng 9, giá phân bón ở Nam bộ đang quay đầu tăng lên. Thông tin từ Agromonitor cho thấy, sau mấy tuần liên tiếp giảm, từ nửa cuối tháng 9, giá urea đã tăng trở lại.

Cũng theo Agromonitor, trong mấy tuần qua, giá DAP tăng mạnh do nguồn cung nội địa và nhập khẩu đều hạn chế. Cụ thể, trong 3 tuần liên tục từ 25/8-14/9, nhập khẩu DAP về Việt Nam chỉ đạt trung bình 511 tấn/tuần. Trong tháng 9, giá kali ở Việt Nam tiếp tục tăng mạnh do giá thế giới tăng cao.

Một nguồn tin khác cho biết, ngày 30/9, ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, giá urea trên thị trường đã ở mức từ 630.000 - 650.000 đồng/bao (12.600 - 13.000 đồng/kg), kali miểng từ 590.000 - 640.000 đồng/bao (11.800 - 12.800 đồng/kg). So với cách đây 1 tuần, giá ure ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên tăng 200 đồng/kg, kali tăng 100 đồng/kg.

Cũng trong ngày 30/9, ở ĐBSCL, giá phân urea trên thị trường từ 630.000 - 670.000 đồng/bao (12.600-13.400 đồng/kg); DAP Trung Quốc 930.000 - 950.000 đồng/bao (18.600 - 19.000 đồng/kg); DAP nội địa 800.000 - 820.000 đồng/bao (16.000 - 16.400 đồng/kg); kali miểng từ 670.000 - 690.000 đồng/bao (13.400 - 13.800 đồng/kg).

So với cách đây 1 tuần, giá urea ở ĐBSCL đã tăng thêm 800 - 1.000 đồng/kg, kali tăng 600 - 1.000 đồng/kg, đều là những mức tăng mạnh. Một doanh nhân trong ngành phân bón cho hay, giá ure trên thị trường ĐBSCL vào ngày cuối cùng của tháng 9 đã cao hơn cả giá ure trong thời điểm sốt giá hồi giữa tháng 8.

Giá phân bón tăng cao trở lại, trước hết là do có sự tác động từ thị trường thế giới. Giá ure, kali, DAP trên thế giới đang tiếp tục lập đỉnh mới.

Giá DAP cũng tăng cao do nguồn cung hạn chế. Ảnh: TL.

Giá DAP cũng tăng cao do nguồn cung hạn chế. Ảnh: TL.

Ông Vũ Duy Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinacam, cho biết, sau khi Belarus, một nước xuất khẩu kali lớn trên thế giới, bị Mỹ và Anh cấm vận, giá kali tiếp tục tăng dựng đứng với các bản chào nhỏ giọt cho hàng xếp tháng 10, hàng hạt nhỏ ở mức 550 USD/tấn (giá CFR, thành giá vốn là 13.400.000 đồng/tấn) và hàng hạt lớn ở mức 620 USD/tấn CFR (thành giá vốn 14.500.000 đồng/tấn); các bản chào cho hàng xếp tháng 11 đã tiếp tục lên mức 600 USD/tấn CFR và 700 USD/tấn CFR lần lượt cho hàng hạt nhỏ và hạt lớn.

Phân DAP Trung Quốc được chào cho hàng rời nhập khẩu đường biển đã lên mức 730 - 750 USD/tấn CFR và với mức thuế nhập khẩu 5%, mức thuế phòng vệ thương mại trên 1 triệu đồng/tấn vẫn được duy trì như hiện nay, giá vốn hàng nhập mới đã lên trên 19 triệu đồng/tấn.

Ông Vũ Duy Hải cho biết, đầu tháng 9, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam thông báo do khó khăn về nguồn cung nên ngừng cung cấp quặng apatit cho sản xuất DAP và lân, một nhà máy DAP đã tuyên bố phải ngừng sản xuất, một nhà máy khác thông báo chỉ có thể cầm cự sản xuất được hết tháng 9. Trước những thông tin đó, chỉ trong vòng một tuần, giá DAP của hai nhà máy này tại TP.HCM đã lập tức tăng từ mức 14.300.000 đồng/tấn lên mức 15.500.000 đồng/tấn.

Trước tình hình thị trường phân bón đang bước vào một đợt tăng nóng mới về giá, một lần nữa, ông Vũ Duy Hải lại đề nghị cơ quan quản lý nhà nước sớm can thiệp để ổn định giá phân bón, nhất là khi các tỉnh Nam bộ đang chuẩn bị vào vụ đông xuân 2021 - 2022.

Theo ông Vũ Duy Hải, các cơ quan quản lý nhà nước đưa thống kê lượng sản xuất, lượng xuất khẩu, lượng nhập khẩu như vừa qua, rồi cho rằng nguồn hàng không thiếu với nhận định nhu cầu không tăng hơn 2020 là đánh giá không phù hợp khách quan.

https://nongnghiep.vn/gia-phan-bon-tang-nong-tro-lai-d303965.html
Theo Thanh Sơn/nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm245
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại777,925
  • Tổng lượt truy cập88,132,995
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây