Mô hình nuôi chim trĩ hộ ông Lữ Nam Việt mang lại hiệu quả cao, cần nhân rộng.
Với bản tính cần cù, chịu khó và dám nghĩ, dám làm, năm 2019, anh Lữ Nam Việt, ở ấp Thanh Đạm, xã Tân Hải, huyện Phú Tân lặn lội đến miệt Cần Thơ để mua 40 con chim trĩ giống đã nuôi được một tháng tuổi. Mỗi con có giá 150 ngàn đồng. Trong đó, gồm 10 con trống, 30 con mái để bắt đầu thực hiện mô hình nuôi chim trĩ của mình.
Lúc đầu do chưa nắm vững kỹ thuật và chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc nuôi chim trĩ của anh Việt còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ kiên trì áp dụng các phương pháp khoa học, đàn chim trĩ của anh dần thích nghi với điều kiện sống và phát triển khỏe mạnh. Ở vụ nuôi đầu tiên, chỉ sau 7 tháng nuôi, chim trĩ của anh Việt có trọng lượng từ 1,2 đến 1,8 kg và chim bắt đầu đẻ trứng. Hiện nay, anh Việt đã xây dựng chuồng nuôi rộng trên 50m2, phủ đệm lót sinh học sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường. Chỉ sau 2 năm, từ 40 con giống, đàn chim trĩ của gia đình anh Việt đã tăng lên gần 100 con. Do chưa mở rộng diện tích nuôi, nên khi ấp con giống nở, ông bán để tăng thu nhập. Với con giống khoảng 10 ngày tuổi, mỗi cón có giá bán với giá 100 ngàn đồng. Đến nay, gia đình ông đã bán trên 700 con giống, thu nhập trên 70 triệu đồng. Đồng thời, gia đình anh đã bán trên 100 con chim thịt, mỗi kg 200 ngàn đồng, thu nhập trên 30 triệu đồng.
Hiện gia đình anh Việt đã mua được 2 máy ấp trứng chim trĩ để bán con giống nhằm tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Ông Lữ Nam Việt cho biết: “Chim trĩ cũng tương đối dễ nuôi, diện tích nuôi không lớn, chỉ tận dung diện tích xung quanh nhà là có thể làm chuồng trại để nuôi. Thức ăn của chim trĩ giống như của gà, gồm thức ăn công nghiệp, lúa, các loại hoa màu. Tuy nhiên, để nuôi đạt hiệu quả cao, người nuôi phải đam mê và có phải có tính kiên trì. Ngoài bán chim thịt, hiện nay tôi đã mua được 2 máy ấp trứng để bán bán con giống cho nhiều hộ nông dân khác có nhu cầu nuôi chim trĩ. Hiện đầu ra của chim trĩ giống và chim thương phẩm khá ổn định. Không chỉ khách hàng ở địa phương mà có cả khách hàng ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ… cũng tìm đến mua, số lượng không đủ đáp ứng nhu cầu. Chỉ mới 02 năm thực hiện mô hình nuôi chim trĩ, gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình ngày một ổn định và phát triển. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi, tăng đàn, nhân giống để bán con giống, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho bà con tại địa phương”.
Ông Nguyễn Văn Ngánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Hải cho biết: “Mô hình nuôi chim trĩ của anh Lữ Nam Việt bước đầu mang lại hiệu quả cao. Cùng công chăm sóc, chi phí thức ăn, nuôi chim trĩ có thể mang lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với các loại gia cầm thông thường. Do đó, nếu biết đầu tư đúng cách, nghề nuôi chim trĩ hoàn toàn có thể giúp bà con có nguồn thu nhập khá”.
Theo Anh Phan/camau.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã