Học tập đạo đức HCM

Khôi phục giống cam tiến vua ở Hải Phòng

Thứ sáu - 04/09/2020 05:30
Giống cam quý từng được dùng để tiến vua (cam Đồng Dụ) ở Hải Phòng nay chỉ còn 1 cây, cơ quan chức năng đang tiến hành các biện pháp khẩn cấp để khôi phục.

Cam Đồng Dụ được trồng tại xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng từng là 1 trong những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ dùng để tiến vua, được ghi chép trong sử sách. Hiện giống cam quý này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Giống cam quý Đồng Dụ chỉ còn lại 1 cây duy nhất có thể nhân giống và bảo tồn. Ảnh: NNVN.

Giống cam quý Đồng Dụ chỉ còn lại 1 cây duy nhất có thể nhân giống và bảo tồn. Ảnh: NNVN.

Trao đổi với NNVN, ông Trương Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Đặng Cương cho biết: Cam Đồng Dụ có 2 loại, thứ nhất là cam đường, quả chỉ bằng chiếc chén, nay đã không còn. Loại thứ 2 là cam chanh, người dân địa phương gọi là cam đồng tiền (cam tiến vua), đây là giống cam quý, nổi tiếng nhưng hiện chỉ có 1 cây duy nhất tại gia đình ông Nguyễn Sinh Xúy có thể nhân giống. Chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng tiến hành khảo sát thực tế, bàn giải pháp khôi phục lại.

Tuy nhiên việc khôi phục sẽ gặp khó khăn, do số lượng cây gốc còn lại quá ít, mặt khác so sánh về kinh tế, tại Đặng Cương, cây cam không có giá trị kinh tế bằng một số cây trồng khác như đào, quất hay hoa hải đường… do đó nhiều người ít mặn mà.

“Xã đang phối hợp với Sở NN-PTNT và Sở KH-CN xây dựng đề án khôi phục lại giống cam tiến vua. Vừa rồi đã lấy loạt cành đầu tiên tại cây gốc ghép bước đầu được 18 mắt. Cây này đang phát triển tốt và được chăm sóc cẩn thận, nếu thuận lợi thì nhân giống được khoảng 100 cành. Muốn khôi phục được thì sẽ phải trồng trên đất Đặng Cương, trước mắt sẽ ưu tiên phát triển tại hộ dang lưu giữ cây gốc, sau đó mở rộng ra một số hộ khác”, ông Thiết thông tin.

Về vấn đề này, theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, sau khi phát hiện, các cơ quan chức năng liên quan đã tiến hành khảo sát thực tế, bàn giải pháp khẩn cấp để lưu giữ nguồn gen và bảo tồn giống cam Đồng Dụ. Trung tâm bảo tồn gen đã về lấy mẫu để lưu giữ, nếu bảo tồn và nhân rộng được thì sẽ phát triển ra làm mô hình.

Theo Đinh Mười/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay37,729
  • Tháng hiện tại135,268
  • Tổng lượt truy cập88,813,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây