Học tập đạo đức HCM

Biến bưởi non thành tinh dầu, mứt, trà giá trị cao

Thứ ba - 08/09/2020 09:22
Từ những trái bưởi non loại thải trong quá trình chăm sóc vườn cây, nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân ở Đồng Nai đã tìm cách biến chúng thành sản phẩm giá trị cao…

Liên kết làm nông nghiệp sạch

Chúng tôi tìm về huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) địa phương có hàng ngàn ha bưởi đang vào độ thu hoạch. Vào mỗi đợt bưởi ra hoa, kết trái, nông dân trồng bưởi ở đây thường phải tỉa bớt hoa cũng như dọn bỏ đi hàng tấn trái bưởi non trong vườn.

Là kỹ sư nông nghiệp nên khi anh Cổ Thanh Dũng, xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) chứng kiến mỗi vụ bưởi, nông dân phải tỉa và chở đi đổ bỏ hàng tấn trái bưởi non vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, khiến anh quyết tâm phải tìm cách để biến những phế phẩm nông nghiệp này thành sản phẩm có ích.

Anh Dũng kể: “Ý tưởng ban đầu của tôi chỉ là dùng vỏ bưởi chưng cất ra tinh dầu bưởi thôi, nhưng khi bắt tay vào làm tôi đã phát triển được rất nhiều ý tưởng về những dòng sản phẩm phục vụ xã hội và thân thiện với môi trường”. Theo anh Dũng, các sản phẩm từ nguồn nguyên liêu vỏ bưởi anh đang chế biến ngày càng nhiều. Ngoài dòng sản phẩm tinh dầu bưởi, nước dưỡng tóc tinh dầu bưởi, nước rửa chén tinh dầu bưởi, nước xịt rửa tay diệt khuẩn tinh dầu bưởi, nước khử mùi nhà vệ sinh từ tinh dầu bưởi, túi treo khử mùi xe hơi… hiện anh còn đang “chế” thêm và cung cấp ra thị trường sản phẩm mứt, trà vỏ bưởi. Đồng thời, anh đang thử nghiệm các dòng sản phẩm dầu gội đầu, dầu dưỡng tóc, sữa tắm tinh dầu bưởi…

Các sản phẩm từ nguồn nguyên liêu trái cây, vỏ bưởi đang chế biến ngày càng nhiều. Ảnh: Minh Sáng.

Các sản phẩm từ nguồn nguyên liêu trái cây, vỏ bưởi đang chế biến ngày càng nhiều. Ảnh: Minh Sáng.

Tất cả những dòng sản phẩm do anh chế biến đều thuần thiên nhiên, thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu đến cách bảo quản. Cụ thể như nước rửa chén tinh dầu bưởi anh sử dụng nguyên liệu trái bồ hòn làm chất tạo bọt, chất tẩy chiết xuất từ acid của vỏ trái thơm, tinh dầu bưởi tạo hương, khử mùi, nên có thể uống được mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cũng vì mê nông nghiệp sạch nên anh còn thử nghiệm mô hình sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ và phát triển mô hình nuôi đặc sản gà tre sạch được thị trường đón nhận rất tốt. Không dừng lại ở đó, để nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, anh Dũng đã vận động và hướng dẫn các hộ dân chuyển sang làm nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ an toàn với sức khỏe con người. “Dòng sản phẩm mứt, trà làm từ vỏ bưởi đều được tôi chọn nguyên liệu từ các vườn bưởi sản xuất sạch để đảm bảo cho sức khỏe người dùng. Mong muốn của tôi là liên kết với nông dân xây dựng được chuỗi sản xuất an toàn từ nhà vườn đến thu hoạch, chế biến”, anh Dũng chia sẻ.

Để thực hiện ý tưởng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến sạch, anh Dũng đã thành lập Tổ hợp tác Sản xuất, kinh doanh nông sản minh bạch Minh Đức. Mục tiêu của anh là liên kết với nhiều nông dân nhân rộng các mô hình nông nghiệp xanh cũng như chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp thân thiện với môi trường. Anh Dũng chia sẻ: “Từ hiệu quả của mô hình thực tế, tôi muốn thuyết phục thêm nhiều nông dân cùng tham gia. Tôi chọn chế biến những sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tôi tin sản phẩm làm ra có chất lượng tốt với mức giá mà ai cũng có thể mua về sử dụng thì rồi sẽ có chỗ đứng trên thị trường”.

Nâng cao giá trị cây bưởi

Nằm cách TP.Biên Hòa hơn chục km, xã Bình Lợi có 2 loại cây trồng chủ lực là bưởi và lúa. Chỉ tính riêng diện tích trồng bưởi địa phương này hiện có gần 230 ha, trong đó có 165 ha đã cho thu hoạch. Do phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng và cho giá trị kinh tế cao, diện tích cây bưởi đang ngày càng được mở rộng, trong đó chủ yếu là giống bưởi da xanh.

Các thương lái thu mua trái bưởi tươi loại 2-3 của nhà vườn phục vụ chế biến. Ảnh: Minh Sáng. 

Các thương lái thu mua trái bưởi tươi loại 2-3 của nhà vườn phục vụ chế biến. Ảnh: Minh Sáng. 

Để vườn bưởi đạt hiệu quả cao, trong quá trình chăm sóc, bà con nhà vườn thường phải loại bỏ bớt khoảng 30% trái bưởi non, chỉ để lại khoảng 2/3 lượng trái bưởi trên cây. Điều này nhằm giúp cho cây bưởi phát triển tốt, cho nhiều trái đạt chất lượng bán được giá cao hơn. Tuy nhiên, những trái bưởi non loại thải bà con thường vứt bỏ trong vườn hoặc ném dưới kênh rạch. Chính điều này khiến cho đất bị chua, trái bưởi phân hủy lại tăng mầm bệnh hại cây và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, gần đây một doanh nghiệp, HTX và người dân địa phương đã thử tiến hành chiết xuất tinh dầu bưởi từ những trái bưởi non loại thải này nhằm góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong sản xuất.

Ông Trần Hoàn Thiện, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Dịch vụ tổng hợp Bình Lợi đã tự mày mò tìm cách chiết xuất tinh dầu để dùng thử trong gia đình. Khi thấy hiệu quả tốt nên ông quyết định đầu tư máy móc để làm bài bản hơn. Ông Thiện chia sẻ: “Thực tế ở địa phương rất nhiều nhà vườn trồng bưởi thường có thói quen tỉa bớt trái và vứt đầy trên mặt vườn hay dưới mương nước gây ô nhiễm, lại còn phát sinh mầm bệnh hại cây trồng. Do đó, tôi thu mua hết số bưởi non này để chưng cất ra tinh dầu bưởi và chế biến ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao, thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu vốn bị lãng phí này”.     

Theo ông Thiện, trước đây những trái bưởi non thu gom về phải dùng tay để bào vỏ rồi mới đem xay để chưng cất tinh dầu, nhưng bây giờ đã có máy bào vỏ khiến năng suất chưng cất tinh dầu tăng lên rất đáng kể. Năm 2020, HTX sẽ hoàn thành việc xin cấp nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm tinh dầu bưởi. Khi làm được tinh dầu thành công, nhưng vấn đề đòi hỏi phải giải quyết được hết số bưởi non sau khi đã lấy vỏ để chưng cất tinh dầu. Do đó, ông đã tìm cách ủ trái bưởi non này để làm phân hữu cơ.

Sản phẩm tinh dầu bưởi hiện đang có mặt trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Minh Sáng.

Sản phẩm tinh dầu bưởi hiện đang có mặt trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Minh Sáng.

Từ ngày có cơ sở sản xuất tinh dầu bưởi tại địa phương vừa giúp bà con nông dân có thêm nguồn thu nhập và nhất là không còn nỗi lo về ô nhiễm môi trường. Chủ vườn Nguyễn Thị Tuyết Nga (ấp 2, xã Bình Lợi) tâm sự: “Việc gom trái bưởi non loại thải để cung cấp cho cơ sở sản xuất tinh dầu vừa giúp sạch vườn, vừa góp phần nâng cao chất lượng trái và thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương!”.

Ông Bùi Văn Kịch (ấp 5, xã Bình Lợi) cũng cho biết, với 1,4 ha bưởi da xanh, hiện nay mỗi đợt cắt tỉa bớt trái non trong vườn ông lại thu gom lột vỏ và cùi bưởi đem phơi khô để cân bán cho cơ sở sản xuất tinh dầu bưởi có thêm khoản thu nhập đáng kể, thay vì vứt bỏ trái đầy vườn như trước kia.    

Phó chủ tịch UBND xã Bình Lợi Lê Hoàng Long cũng nhận định, việc chiết xuất ra sản phẩm tinh dầu bưởi đã góp phần nâng cao giá trị cây bưởi ở địa phương. Hy vọng sản phẩm tinh dầu bưởi Bình Lợi sẽ đáp ứng được chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) và từng bước đưa sản phẩm ra thị trường.

Trao đổi với NNVN, ông Phạm Minh Phước, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết: “Có thể mọi thứ phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp sẽ không phải là nguồn rác thải vô ích và gây ô nhiễm môi trường, mà sẽ trở thành sản phẩm hữu dụng giúp tăng thu nhập cho nông dân nếu có giải pháp đúng”.

Ông Phạm Minh Phước, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu:

Địa phương đang khuyến khích tăng cường tạo ra các sản phẩm tinh dầu bưởi, các sản phẩm chế biến từ tinh dầu bưởi và các nguyên liệu thân thiện với môi trường nhằm giúp nâng cao giá trị cây bưởi. Đồng thời, sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Theo Minh Sáng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay30,567
  • Tháng hiện tại915,135
  • Tổng lượt truy cập93,292,799
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây