Học tập đạo đức HCM

Không quay lưng với thịt trâu, bò

Chủ nhật - 14/03/2021 05:03
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò không lây sang người. Vì vậy người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng thịt trâu, bò đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, được kiểm dịch.

âm lý kiêng kỵ, e ngại

Thời gian đầu thịt lợn tăng giá phi mã người tiêu dùng ở Hà Tĩnh chuyển sang ăn thịt bò, thịt gà, cá... Tuy nhiên, khoảng một tháng nay, sau khi dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò bùng phát diện rộng, không ít người tiêu dùng trên địa bàn Hà Tĩnh quay lưng với thịt trâu, bò vì lo ngại mua phải sản phẩm bị bệnh viêm da nổi cục.

Hiện nhiều nhà hàng, quán ăn, người tiêu dùng có tâm lý kiêng kị, e ngại, thậm chí đưa sản phẩm thịt trâu, bò ra khỏi bữa ăn hàng ngày.

Nhiều quầy thịt bò tại các chợ ở Hà Tĩnh ế ẩm vì người tiêu dùng e ngại mua phải thịt bò nhiễm bệnh. Ảnh: Thanh Nga

Nhiều quầy thịt bò tại các chợ ở Hà Tĩnh ế ẩm vì người tiêu dùng e ngại mua phải thịt bò nhiễm bệnh. Ảnh: Thanh Nga

Bà Nguyễn Thị N., ở thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà chia sẻ, gia đình bà có 4 người lớn và 2 trẻ nhỏ. Trước giờ ai cũng chuộng thịt bò nên mỗi phiên chợ bà thường mua 1 - 2 kg, ăn trong 2 - 3 ngày là hết.

“Vừa rồi xem trên ti vi thấy dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi, bò nổi u cục trên da khiếp quá nên tôi cho cả nhà kiêng thịt bò một thời gian, đợi khi dịch bệnh ổn thì quay lại ăn tiếp”, bà N. nói.

Chung tâm lý, một người tiêu dùng khác tên Huyền, ở TP Hà Tĩnh bày tỏ, thực tế bà không biết bệnh VDNC trâu, bò có lây bệnh sang người hay không, nhưng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình 2 tuần nay bà đưa thịt bò ra khỏi mâm cơm hàng ngày.

Theo bà Huyền, trước đây trong tủ lạnh gia đình lúc nào cũng có thịt bò. Cứ đều đặn 2 ngày cả gia đình ăn thịt bò một lần, lúc nấu canh chua, lúc xào với hành tây, súp lơ xanh, khi thì rim mặn ngọt…

Đúng như cái tên quán Bún rêu bò (Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà), trước khi xuất hiện dịch VDNC, một buổi sáng quá ăn này bán từ 3 – 4 kg thịt bò. Đây cũng là món chủ lực khách hàng chuộng nhất. Tuy nhiên gần một tháng nay, do tâm lý người ăn lo ngại nên quán đã ngừng sử dụng thịt bò để chế biến, mà thay vào đó là mọc thịt, giò chả…

Sức mua giảm khiến không khí tại các quầy thịt bò ở chợ Vườn Ươm, TP Hà Tĩnh ảm đạm hẳn. Chị Nguyễn Thị Hằng, chủ quầy thịt bò lớn nhất trong chợ cho biết, những con bò được giết mổ đều là những con bò khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch tại các lò giết mổ trên địa bàn. Thế nhưng do tâm lý nên nhiều người dân vẫn quay lưng với thịt bò.

Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò không gây bệnh trên người và cũng không lây sang người. 

Theo các nghiên cứu khoa học, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò không gây bệnh trên người và cũng không lây sang người. 

“Trước khi có dịch bệnh VDNC, mỗi ngày quầy của tôi bán ra từ 60 kg đến 70 kg thịt bò. Thế nhưng từ một tháng trở lại đây, lượng thịt bán ra giảm hẳn, có khi chỉ tiêu thụ được 10 kg thịt bò mỗi ngày”, chị Hằng thở dài.

Tương tự chợ Vườn Ươm, tại một số chợ trên địa bàn như chợ tỉnh Hà Tĩnh; chợ Cày, chợ Mương (huyện Thạch Hà)..., thịt bò ế ẩm là tình trạng chung của các quầy kinh doanh thịt trâu, bò, thậm chí nhiều tiểu thương đã phải nghỉ bán.

Bệnh viêm da nổi cục không lây sang người

Bệnh VDNC trên trâu, bò bùng phát, lây lan diện rộng không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Thời gian qua các cơ quan báo chí, truyền thông ở Hà Tĩnh đưa tin dày đặc với mục đích cảnh báo người chăn nuôi nâng cao ý thức trong phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế thiệt hại về kinh tế.

Hiện cơ quan chuyên môn và các địa phương giám sát, quản lý trâu, bò bị bệnh viêm da nổi cục rất chặt chẽ nên không có chuyện bán chui trâu, bò bệnh ra thị trường để giết mổ. 

Hiện cơ quan chuyên môn và các địa phương giám sát, quản lý trâu, bò bị bệnh viêm da nổi cục rất chặt chẽ nên không có chuyện bán chui trâu, bò bệnh ra thị trường để giết mổ. 

Theo ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, bệnh VDNC là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus này không gây bệnh trên người và không lây lan sang người, vì vậy việc người tiêu dùng tẩy chay, quay lưng với thịt trâu, bò là không cần thiết.

Ông Hùng khuyến cáo, người dân cần thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng các sản phẩm thịt bò rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu kiểm dịch rõ ràng. Đồng thời khẳng định, cơ quan chuyên môn đang kiểm soát gia súc mắc bệnh rất chặt chẽ.

Hiện số trâu, bò bị dịch còn triệu chứng lâm sàng trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ khoảng 600 con. Tất cả đều được lập danh sách, cam kết cách ly, theo dõi tại hộ dân nên chắc chắn không có tình trạng bán chui trâu, bò bệnh để giết mổ.

Bên cạnh đó, hoạt động giết mổ ở gần 40 cơ sở giết mổ tập trung cũng thường xuyên có cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát. Tổ chức tiêu độc khử trùng định kỳ, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cần khuyến cáo để người tiêu dùng không hoang mang

Để đưa ra được khuyến cáo chi tiết cho người tiêu dùng khi sử dụng thịt trâu, bò trong bối cảnh dịch bệnh VDNC lây lan diện rộng, PV đã liên hệ với bà Đào Thị Phương, Phó Chi cục Trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Tĩnh).

Bà Phương khẳng định chưa nắm được thông tin về dịch bệnh VDNC trên trâu bò, và chưa có thông tin về dịch bệnh này có lây sang người hay không. Bà Phương cũng cho biết chưa có thông báo chính thức nào từ phía Sở NN-PTNT, Chi cục Thú y về dịch bệnh VDNC.

Thiết nghĩ với trách nhiệm của mình, ngành y tế các địa phương cần chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp với đơn vị chuyên môn để kịp thời tham mưu cho cấp trên khuyến cáo, hướng dẫn để người tiêu dùng không hoang mang, quay lưng với sản phẩm thịt trâu, bò như hiện nay. 

https://nongnghiep.vn/khong-quay-lung-voi-thit-trau-bo-d286123.html
Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay38,363
  • Tháng hiện tại813,641
  • Tổng lượt truy cập91,987,370
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây