Học tập đạo đức HCM

Lạ đời miền Tây: Những ông lão, bà lão bỏ tiền túi nuôi cả chục, cả trăm tấn cá sông như thú cưng

Chủ nhật - 07/03/2021 21:55
Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,...những đàn cá thiên nhiên với số lượng “khủng” bỗng tìm đến sống ở khúc sông trước nhà dân. Sau đó, họ bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng.

Thời gian gần đây, nhiều người rất bất ngờ khi chứng kiến những người nhận nuôi cá sông để ngắm. Họ bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng.

Bà Nguyễn Thị Nhàn, người phụ nữ đưa đò ngang kênh Nguyễn Văn Tiếp (xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp), dẫn chúng tôi đến khu vực cầu đò, nơi đàn cá cưng đang chực chờ. Khi trông thấy bà chúng như nũng nịu đòi vuốt ve khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 1.
Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 2.

Tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,...nhiều người đã bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng. Ảnh: NT.

Bà Nhàn cho biết, cơ duyên của việc bà bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng này đến khoảng từ tháng 6/2020. Trong những lúc đưa đò, bà thấy một số con cá tập trung phía dưới cầu. Thấy thương nên bà đem cơm nguội rồi gõ kẻng để cá lên ăn.

Dần dà, đàn cá "cảm mến" và thấy an toàn nên mỗi ngày lại kéo đến đông hơn. Từ đó bà bỏ tiền túi mua gạo nấu cơm cho cá ăn. Đến nay, mỗi ngày bả phải dùng tiền từ việc đưa đò để mua 5kg gạo, cung cấp thức ăn cho "đàn thú cưng" của mình.

Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Nhàn (59 tuổi, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng.. Ảnh: NT.

"Hiện nay, mặc dù không hề rào chắn, chất chà, nhưng cá vẫn không di chuyển nơi khác. Chúng rất thông minh, lại hay nhõng nhẽo, thích sờ đầu, vuốt ve. Tôi coi đàn cá như đàn thú cưng trong nhà, mỗi ngày cho chúng ăn để ngắm, vuốt ve làm thú vui lúc về già", bà Nhàn chia sẻ.

Theo bà Nhàn, sắp tới khi hợp đồng khai thác đò hết hạn. Nếu đấu thầu bến đò thất bại thì vợ chồng bà cũng tìm cách đưa đàn cá ra sông cái để chúng không bị người khác xiệt điện hay bắt mất.

Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 4.
Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 5.

Đàn cá đông nghẹt dưới khúc kênh Thần Nông của ông Trần Văn Đặng (xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang).

Còn lão nông Phạm Quang Tuyến (ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) suốt hơn 10 năm qua đã dẫn dụ cá thiên nhiên về đoạn sông gần nhà mình để nuôi như "thú cưng".

Năm 2005, trong thời gian nuôi cá, ông Tuyến nhận thấy nhiều loại cá sông từ thiên nhiên đến ăn thức ăn thừa rơi rớt từ bè cá ngày càng nhiều nên ông để dành riêng một phần thức ăn rải xuống cho ăn.

Đến năm 2009, ông nghỉ nuôi bè để chuyển sang trồng vườn và đào ao nuôi cá, nhưng cá sông vẫn tìm đến khúc sông nơi ông nuôi bè cá để "xin" thức ăn. Vừa thương và sợ cá đói, nên ông vẫn quyết định cho cá ăn, bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng.

Để bảo vệ đàn cá tránh bị mắc lưới do người dân kéo chài hoặc bị xuyệt điện, ông bỏ tiền túi để thuê nhân công đến cắm cọc tre để nuôi lục bình trên diện tích chiều dài 107m, chiều rộng từ bờ ra khoảng 80m đoạn sông trước nhà. Ngoài ra, ông còn lắp còi cảm biến cảnh báo có người xâm phạm trong phạm vi 6m, căng đèn chiếu sáng vào ban đêm.

Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 6.
Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 7.

Bằng tình yêu thương với các loài cá thiên nhiên, nhiều người đã bảo vệ, bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Ảnh: NT.

Suốt nhiều năm gắn bó với đàn cá trên sông, ông thông thuộc từ mực nước, mức độ ô nhiễm… để có biện pháp bảo vệ đàn cá một cách an toàn nhất.

"Cá vào trú ngụ nhiều nhất vào khoảng tháng 12 hàng năm. Hiện số lượng ước tính lên đến vài chục tấn, chủ yếu là các loại cá tra, vồ đém… Cứ cách 2 ngày tôi lại cho ăn hết bao thức ăn, giá 250.000 đồng/bao", ông Tuyến cho biết.

Ông Trần Văn Đặng, người dẫn dụ và chăm sóc đàn cá tra trên tuyến kênh Thần Nông (xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang) cũng sở hữu đàn cá thiên nhiên, và nuôi cá như thú cưng.

Theo ông Đặng, vài tháng trước ở đoạn kênh trước nhà ông có một cây cầu nhỏ để gia đình giặt đồ, rửa chén... Những lần rửa chén, thức ăn rơi rớt xuống dòng nước thu hút cá bơi lại. Sau đó, dần dà chúng kéo đến ngày một đông và được ông bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng.

Lạ đời những người bỏ tiền túi nuôi cá sông như thú cưng - Ảnh 8.

Những đàn cá tra, cá vồ đém,...thiên nhiên được chăm sóc như những thú cưng thứ thiệt. Ảnh: NT.

Hiện đàn cá đông nghẹt, trông chẳng khác gì một ao nuôi công nghiệp. Nhiều nhất là cá tra, ước tính khoảng 10 tấn, mỗi con có trọng lượng khoảng 0,5kg đến hơn 1kg.

Để giữ đàn cá an toàn, ông phải thường xuyên túc trực canh gác. Mỗi ngày tốn khoảng 5 - 6 bao thức ăn, với chi phí vài trăm ngàn đồng để cho ăn.

Dù không kiếm được chút lợi ích gì từ việc duy trì bầy cá, nhưng đa phần những người này đều ra sức bảo vệ và nuôi cá thiên nhiên như thú cưng. Điều đó không chỉ vì giải trí đơn thuần, mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn loài cá đặc trưng của vùng sông nước ĐBSCL.

https://danviet.vn/la-doi-mien-tay-nhung-ong-lao-ba-lao-bo-tien-tui-nuoi-ca-chuc-ca-tram-tan-ca-song-nhu-thu-cung-20210304142722471.htm

Theo Chúc Ly - Nguyễn Trinh/danviet.vn



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại970,975
  • Tổng lượt truy cập93,348,639
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây