Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Trồng vạ vật thứ cây bò xa, leo cao, nhẹ công chăm, cuối năm đào lên toàn củ dài, dân khá giả

Thứ hai - 08/03/2021 08:27
Tại xã Ngọc Liên (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), nghề trồng cây sắn dây đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Cứ 1ha trồng sắn dây cho thu lời 150 triệu đồng. Riêng cây sắn dây đóng góp GDP của xã Ngọc Liên khoảng 2 tỉ đồng/năm.

Trồng cây sắn dây lãi gấp 2 lần so với trồng mía

Tại xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa), cây sắn dây được trồng rải rác khắp các thôn. Tuy nhiên, thôn 1 và thôn 4 có lẽ là nơi có kinh nghiệm và truyền thống trồng sắn dây lâu năm nhất. 

Diện tích trồng sắn dây ở hai thôn này khá lớn, khoảng 70 ha gần như cả thôn sản xuất, mỗi hộ sở hữu từ 3-4 sào đến vài ha.

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 1.

Nhờ trồng cây sắn dây và chế biến tinh bột sắn dây giúp người dân xã Ngọc Liên (huyện Ngọc Lặc) thu lời 150 triệu đồng/ha.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Lê Bá Toản  -Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ngọc Tân (địa chỉ xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc) cho biết: "Hiện tại, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ngọc Tân mới thành lập, bước đầu đã có  7 hộ dân tham gia, diện tích trồng sắn dây hơn 3 ha. 

Năm nay, do dịch Covid-9, nên giá củ sắn dây tươi bán khoảng 5.000-7.000 đồng/kg, giá tinh bột sắn dây 70.000-90.000 đồng/kg. Theo tôi thấy trồng cây sắn dây vừa nhàn hạ, năng suất cao, lãi gấp 2 lần so với cây trồng cây khác như: mía, khoai, ngô…".

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 2.

Củ sắn sây dài đâm sâu dưới lòng đất...nhưng tạo nên thứ bột thơm ngon, trắng tinh khiết.

Quy trình từ lúc trồng đến thu hoạch và sản xuất thành tinh bột sắn dây đều được người dân xã Ngọc Liên áp dụng máy móc thay thế sức người. 

Cây sắn dây trồng từ 9-10 tháng là cho thu hoạch, lúc này lượng tinh bột tạo thành tốt nhất. Đây là cây ít mất thời gian chăm sóc, chi phí đầu tư cho một 1 ha từ khâu làm đất, làm giàn cho sắn leo…khoảng 60 triệu đồng.

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 3.

Giá bán tinh bột sắn dây khô từ 80.000-100.000 đồng/kg.

Ông Lê Bá Toản hướng dẫn kỹ thuật chọn giống cây sắn dây như sau: Trồng cây sắn dây bằng phương pháp nhân giống bằng hom và bằng củ giống. 

Nếu chọn giống bằng hom thì thân cây nên lựa chọn dây bánh tẻ, dây sắn trồng có độ dài 0,5-1 mét, và trong dây đó cứ cách 15-20cm có một mầm là đảm bảo nhất. Sau khi cắt dây bánh tẻ xong, dùng vôi đã tôi chấm vào hai đầu nhằm giữ cho cây được lâu và tránh mầm bệnh. Dây sắn giống nên cuộn thành vòng tròn, giâm trong bầu đất khoảng 1 tháng là có thể đem trồng.

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 4.

Sau khi chuẩn bị giống cắt từ củ, đất, đào hốc theo kích thước 0,8 x 08 mét, độ sâu từ 0,3-0,5 mét, khoảng cách giữa các hốc là 2 mét.

Riêng trồng sắn dây bằng củ, sau khi thu hoạch sắn dây trong vòng 1 tuần, chọn củ sắn dây không bị sâu bệnh, cắt củ từng miếng dài, rộng từ 5-7 cm chấm mặt cắt vào tro bếp, để nơi cao, khô…sau đó đem trồng.

Cũng theo ông Lê Bá Toản, sau gần một năm trồng cây sắn dây, khi thấy lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng và rụng dần thì lúc đó bắt đầu bước vào mùa thu hoạch sắn.

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 5.

Bột sắn dây Ngọc Liên trắng tinh khiết, cho vị thơm ngon.

Muốn sắn dây ngon và cho hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, người dân xã Ngọc Liên thường chọn những củ sắn dây dài, củ to, thuôn đều, vỏ nhẵn, và phải là những củ sắn mới thu hoạch. Tiếp theo tiến hành rửa sạch củ sắn dây loại bỏ đất, cạo vỏ rồi rửa nhiều lần với nước sạch để sảm phẩm trắng sạch và loại bỏ tạp chất. Dùng máy xay củ sắn dây thành bột sau đó cho nước vào theo tỉ lệ 1 bột, 4 nước để lọc thô bóp cho ra bột, vắt khô và bỏ bã.

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 6.

Thông thường lọc bột sắn dây khoảng 6-20 lần tùy nhu cầu sử dụng.

Từ nước bột lọc thô, tiến hành đánh bột với nước cho tan và đợi lắng sau đó chắt bỏ nước và thay nước. Quá trình này lặp lại nhiều lần với số lớp vải lọc tăng dần để tách bỏ hoàn toàn tạp chất và cho ra được lớp bột trắng tinh khiết.

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 7.

Dùng đèn điện để làm khô bột sắn dây sau khi đã lọc qua nhiều lớp vải.

Công đoạn cuối cùng là sấy bột bằng đèn điện sẽ đảm bảo vệ sinh. Tinh bột thu được sẽ giàn mỏng ra lớp vải đặt trên dàn phơi bằng tre để ráo nước. Ngoài ra cũng có thể đem tinh bột vào các tủ sấy chuyên dụng hoặc đem phơi nắng cho đến khi bột khô.

Hướng tới sản phẩm Ocop

Bột sắn dây có tác dụng như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm viruts đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy…

Thanh Hóa: Trồng cây sắn dây thu lời 150 triệu đồng/ha - Ảnh 8.

Tinh bột sắn dây Ngọc Liên hướng đến sản phẩm Ocop.

Trồng cây sắn dây, sản xuất tinh bột sắn dây ở xã Ngọc Liên đã có hơn 20 năm nay, nhưng sản phẩm tạo nên hiệu quả chưa cao, giá thành không ổn định…Năm 2021, xã Ngọc Liên phấn đấu hoàn thiện hồ sơ để được thẩm định sản phẩm OCOP.

Ông Phạm Phú Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Liên (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) nói: "Cây sắn dây là một trong những cây trồng truyền thống của xã Ngọc Liên, đóng góp GDP của xã khoảng 2 tỉ đồng/năm. Hiện tại, toàn xã có hơn 70 ha đất trồng sắn dây, với hơn 100 hộ dân tham gia trồng và chế biến tinh bột sắn. Hướng tới đây chúng tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng sắn dây và xây dựng thành sản phẩm OCOP".

https://danviet.vn/thanh-hoa-trong-va-vat-thu-cay-bo-xa-leo-cao-nhe-cong-cham-cuoi-nam-dao-len-toan-cu-dai-dan-kha-kha-20210306221223237.htm
Theo Vũ Thượng/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập374
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,896
  • Tổng lượt truy cập92,028,625
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây