Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh với nhiều tín hiệu tích cực

Thứ năm - 04/03/2021 07:40
Xuất khẩu thủy sản sang các nước khối hiệp định CPTPP tăng mạnh, dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2021 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020.
xuat-khau-nong-san-lap-ky-luc-moi-1.jpg
Chế biến tôm phục vụ xuất khẩu.

Xuất khẩu tăng mạnh sang các nước khối CPTPP

Thống kê tháng 1/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 606 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), điều đặc biệt là xuất khẩu sang các nước khối hiệp định CPTPP tăng mạnh, tới 34%.

Vasep nhìn nhận, một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tuy nhiên mức tăng trưởng 23,4% được coi là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó thể hiện ở mức tăng xuất khẩu cá tra (21,7%), cá biển khác (+46%), tôm chân trắng (32,5%), nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 43%.

Đối với các thị trường xuất khẩu, kết quả trong tháng 1 cũng có tín hiệu tích cực với Mỹ (+25,6%), Nga (+72%), Đài Loan (+60%). Đặc biệt xuất khẩu sang các nước trong khối hiệp định CPTPP tăng 34%, trong đó sang Australia tăng 105%, Nhật Bản tăng 25%, Mexico tăng 68%.

Xuất khẩu sang các thị trường khác trong tháng 1/2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020 nhưng mức tăng trưởng không được coi là tích cực vì năm trước Tết Nguyên đán rơi vào tháng 1.

Trong tháng 1/2021, một số sản phẩm có tăng trưởng vượt trội như cá tra phile đông lạnh (mã HS030462) tăng 53% và là mã sản phẩm đứng đầu về giá trị xuất khẩu, chiếm 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Tiếp đến là tôm chân trắng chế biến (PTO, PDTO…) tăng 47% và chiếm 9% giá trị xuất khẩu; tôm chân trắng tươi/đông lạnh bỏ đầu, block, PTO, PDTO (mã HS 03061721) tăng 39% và chiếm 7,4%, chả cá, surimi (mã HS 0304990) tăng 58% và chiếm 6,8%; tôm chân trắng lột vỏ, bỏ đầu PD tươi/đông lạnh (mã HS 03061722) tăng 56% và chiếm 5,2%.

Nhiều sản phẩm khác có mức tăng trưởng cao (41- 84%) như bạch tuộc đông lạnh (cắt/nguyên con); cá phile/cắt khúc đông lạnh (cá thu, cá đổng, cá cờ, cá chiếm, cá saba…); cá chế biến cá khô tâmgr gia vị, cá tẩm bột…

Đặt biệt có một số sản phẩm thủy sản của Việt nam có nhu cầu rất cao trong bối cảnh dịch Covid nên giá trị xuất khẩu trong tháng 1 đạt tăng trưởng đột phá, trong đó cá tra nguyên con/cắt khúc/xẻ bướm đông lạnh (mã HS 03032400) tăng 163%, mực khô tăng 118%, cá khô các loại mã HS 03055990 tăng 226%, thịt ghẹ thanh trùng, thịt cua đóng lon tăng 242%...

Tuy nhiên vẫn có một số sản phẩm có mức xuất khẩu giảm sâu như tôm chân trắng, tôm sú chế biến, tẩm bột đông lạnh giảm 63%; tôm sú nguyên con tươi/ đông lạnh giảm 19%; tôm chân trắng nguyên con đông lạnh giảm 33%.

Sự sụt giảm của những sản phẩm này được cho là nhu cầu giảm với sản phẩm chế biến giá trị gia tăng cao và có liên quan đến việc siết chặt kiểm dịch hàng đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc vì đây là thị trường chính tiêu thụ sản phẩm tôm nguyên con đông lạnh của Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD

Từ đà xuất khẩu 2 tháng đầu năm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng 3/2021 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó xuất khẩu sang Mỹ, EU và các nước CPTPP sẽ duy trì tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu cao và nhờ "đòn bẩy" từ các hiệp định thương mại tự do EVFTA và CPTPP.

vasep-du-bao-xuat-khau-ca-ngu-nam-2021-chua-the-phuc-hoi.jpg
Vận chuyển cá ngừ.

Sau khi tăng 23,4% trong tháng 1/2021 đạt 606 triệu USD, với những tín hiệu tích cực từ mặt hàng cá tra, các loại cá biển (trừ cá ngừ), tôm chân trắng… và xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Mexico, Đài Loàn, Brazil, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2 giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2020 ước đạt trên 405 triệu USD.

Mức tăng trưởng âm này là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời gian sản xuất khai thác, chế biến ít hơn so với tháng 2/2020. Như vậy lũy kế đến hết tháng 2/2021, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2%.

Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tiếp tục bị chi phối bởi xu hướng tiêu thụ của thị trường trong bối cảnh dịch Covid vẫn nghiêm trọng. Theo đó, nhu cầu vẫn nghiên về các sản phẩm thủy sản có giá vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và tiêu thụ tại nhà như: tôm chân trắng cỡ nhỏ đông lạnh, tôm chân trắng chế biến, chả cá, surimi, cá biển phile, cắt khúc, cá cơm khô, mực khô…

Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm tôm nguyên con đông lạnh, nhất là tôm sú giảm do yếu tố giá cao và do sự kiểm soát chặt hàng thử phẩm đông lạnh nhập khẩu của thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, kỳ nghỉ Tết cũng khiến nguồn nguyên liệu sụt giảm nhất là các mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc và tôm biển… khiến giá trị xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cũng bị hạn chế bởi cước vận tải biển tăng cao.

Xuất khẩu tôm tháng 2 ước đạt gần 160 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020 và tính đến hết tháng 2 xuất khẩu đạt trên 380 triệu USD, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do xuất khẩu tôm sú giảm gần 40%, trong khi xuất khẩu tôm chân trắng vẫn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, 80% tổng xuất khẩu với khoảng 304 triệu, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tôm sú chỉ chiếm 10% đạt khoảng 38 triệu USD, giảm 48%.

Xuất khẩu cá trá sau khi sụt giảm liên tục trong năm 2020, đầu năm nay đã có dấu hiệu tích cực, theo đó xuất khẩu trong tháng 1 tăng 22% đạ 123,5 triệu USD và tháng 2 giảm 17% đạt 90 triệu USD, đưa kết quả lũy kế 2 tháng lên 214 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 1/2021, xuất khẩu cá tra phile đông lạnh đã tăng 54%, cá tra nguyên con tăng 162%. Ngoài khách hàng Trung Quốc, các nhà nhập khẩu Colombia cũng tăng mua cá tra nguyên con của Việt Nam. Trong tháng 1/2021 nước này nhập khẩu chủ yếu cá tra nguyên con, cá tra phile chỉ chiểm tỷ lệ nhỏ.

Đối với các mặt hàng hải sản, tổng xuất khẩu trong tháng 1 tăng 31,4% đạt 264 triệu USD, sang tháng 2 giảm 21% đạt 156 triệu USD, đưa kết quả xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên gần 420 triệu USD, tăng 5,5%. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ đều giảm 11%, xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng nhẹ 0,8%, các mặt hàng cá biển tăng 15%, trong khi xuất khẩu cua ghẹ giảm 26%.

Xuất khẩu cá tra hồi phục

Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, cuối năm 2020, khi tình hình dịch bệnh được khống chế, sự phục hồi của các thị trường nhập khẩu cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp, người nuôi cá nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra đã có những chuyển biến tích cực, nhưng ngành cá tra lại rơi vào trạng thái thiếu nguồn cung cục bộ.

Diện tích thả nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.700ha nhưng hiện chỉ có 1.800ha trong giai đoạn thu hoạch, được đánh giá là mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Nguồn cung cá tra được dự báo sẽ khó có thể mở rộng để cung ứng kịp thời nhu cầu trong vòng 3 đến 6 tháng tới vì người nuôi không có động lực để mở rộng vùng nuôi hoặc tiếp tục thả nuôi.

4225_catra1.jpg
Chế biến cá tra.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, theo thông tin từ nguồn tiêu thụ cá tra từ các quốc gia trên thế giới, nguồn tiêu thụ từ các kênh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn tại Mỹ, Trung Quốc, châu Âu tiếp tục phục hồi mạnh trở lại về mức trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, với hơn 70% so với các kênh tiêu thụ khác.

Các chuyên gia ngành cá tra phân tích, nguyên nhân chính là do giá cá tra nguyên liệu trong giai đoạn cuối năm 2019, đầu năm 2020 thấp khiến người nuôi không có động lực để mở rộng vùng nuôi hoặc tiếp tục thả nuôi.

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, trong trường hợp nguồn cung nguyên liệu thấp sẽ khiến giá cá tra khả quan hơn. Đồng thời, với sự cộng hưởng của các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực theo thời gian, giá trị sản phẩm cá tra Việt Nam lưu hành trên thị trường thế giới sẽ cao hơn.

https://kinhtenongthon.vn/xuat-khau-thuy-san-tang-manh-voi-nhieu-tin-hieu-tich-cuc-post40890.html
Theo Thanh Tâm (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại879,267
  • Tổng lượt truy cập92,052,996
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây