Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ giống cây mới

Thứ hai - 26/04/2021 06:44
Nhanh nhạy trong lựa chọn cây trồng mới, “đi tắt đón đầu”, anh Nguyễn Minh Đức ở thôn 5, xã Lộc An (Bảo Lâm - Lâm Đồng) đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cà phê sang thử nghiệm các loại cây ăn trái “độc, lạ” cho hiệu quả cao.
t18t.jpg

Anh Nguyễn Minh Đức bên mô hình vú sữa Hoàng kim xen bơ của gia đình.

Nhanh nhạy trong lựa chọn cây trồng mới, “đi tắt đón đầu”, anh Nguyễn Minh Đức ở thôn 5, xã Lộc An (Bảo Lâm - Lâm Đồng) đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cà phê sang thử nghiệm các loại cây ăn trái “độc, lạ” như hồng xiêm khổng lồ, dâu Đài Loan, mít ruột đỏ, mít Thái, chuối Laba…, đặc biệt là cây vú sữa hoàng kim trồng xen trong vườn bơ 034.

Theo chân anh Phạm Ngọc Dương, khuyến nông viên xã Lộc An, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những hàng vú sữa Hoàng kim xen trong vườn bơ 034 dài thẳng tắp. Năm 2018, từ 10 cây giống vú sữa Hoàng kim đặt mua tại Bảo Lộc, anh trồng thử nghiệm quanh vườn của mình và nhận thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho hoa, đậu quả, phù hợp với khí hậu thổ dưỡng nơi đây.

Đầu năm 2019, qua tìm hiểu thông tin trên internet và sự giới thiệu của bạn bè, anh đặt mua 350 cây giống vú sữa Hoàng kim từ Đài Loan (Trung Quốc) về trồng trong vườn của gia đình. Đến cuối năm, sau gần 1 năm chăm sóc, khi chiều cao cây đạt hơn 1m, anh chuyển 350 cây vú sữa  trồng xen trong vườn bơ 034 trên diện tích gần 1 ha với mật độ 4 x 5m, một hàng bơ, một hàng vú sữa. Hiện, 350 cây vú sữa Hoàng kim bắt đầu ra hoa và cho trái bói.

Theo anh Đức, so với cây bơ, vú sữa Hoàng kim là cây ưa nước. Cây bơ cần độ ẩm 35% thì vú sữa Hoàng kim cần độ ẩm trên 50%, cần duy trì cỏ trong vườn để giữ ẩm cho đất, tạo môi trường sinh thái cho cây phát triển. Thời kỳ ra bông (hoa), cần dừng tưới nước; sau khi ra bông đồng loạt, cần đẩy nước và bón phân cho cây. Mảnh vườn của gia đình anh Đức gần hồ nước rộng gần 72ha nên nguồn nước khá dồi dào. Hiện, gia đình anh đầu tư hệ thống béc phun với chi phí 35 triệu đồng/ha nên tiết kiệm nhiều công chăm sóc.

1.jpg
Vú sữa Hoàng kim có vị ngọt mát, thơm, mềm, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mỗi năm, vú sữa Hoàng kim cho thu 3 đợt và thu hoạch kéo dài gần 1 tháng/đợt. So với vụ thu hoạch tháng 4 và tháng 8 âm lịch, do thời tiết thuận lợi nên vụ thu hoạch từ tháng 12 đến giáp Tết Nguyên đán là vụ thu hoạch chính, lúc này cây vú sữa cho năng suất và chất lượng tốt nhất.

350 cây vú sữa Hoàng kim trong vườn nhà anh Đức đang cho trái bói, đến tháng 4 cho thu hoạch lứa đầu tiên. Đợt thu cuối năm sẽ cho năng suất trung bình khoảng 10 kg/cây, với giá “khiêm tốn” là 100.000 đồng/kg, sẽ mang lại cho gia đình anh 300-350 triệu đồng.

Anh Đức cho biết, giống vú sữa này lạ, hiện hầu hết trái cung cấp trên thị trường là trái nhập khẩu từ Đài Loan, lượng trái trồng nội địa còn rất ít, chưa đủ cung ứng nên giá thành khá cao. Tết Nguyên đán 2021 vừa qua, với 10 cây vú sữa trồng từ năm 2018, gia đình anh thu được hơn 35kg. Do không phun thuốc bảo vệ thực vật nên trái bị đốm, mẫu mã chưa được bắt mắt nhưng giá bán vẫn rất cao, loại 1 có giá 250.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 140.000 đồng/kg mà không có hàng để bán.

Ngoài trồng cây vú sữa Hoàng kim lấy quả, anh Đức còn đầu tư gần 1.000m2 để ươm cây giống. Trong vườn ươm của anh đang có hơn 5.000 cây giống vú sữa Hoàng kim được nhập trực tiếp từ Đài Loan với giá 70.000 đồng/cây. Sau một năm chăm sóc, đủ tiêu chuẩn xuất vườn (cao trên 1m), cây cao nhất có giá 350.000 đồng/cây,  thấp nhất 100.000 đồng/cây, mang lại nguồn thu rất lớn cho gia đình anh.

Bên cạnh đó, gia đình anh Đức còn 8 sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2)  đang trồng xen các loại cây ăn trái khác như chuối Laba, mít Thái và hoa sống đời trong chậu, giúp đa dạng hóa cây trồng trong vườn, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Anh Phạm Ngọc Dương, khuyến nông viên xã Lộc An đánh giá: Nguyễn Minh Đức là một trong những người tiên phong trồng thử nghiệm các giống cây trồng mới. Đây là điểm trồng vú sữa Hoàng kim đạt hiệu quả đầu tiên và lớn nhất của xã Lộc An và cả tỉnh Lâm Đồng. Vú sữa Hoàng kim dễ trồng, dễ chăm sóc, là cây trồng để nông dân đưa vào canh tác, góp phần tăng nguồn thu nhập và làm giàu trên cùng diện tích đất canh tác.

https://kinhtenongthon.vn/lam-giau-tu-giong-cay-moi-post42043.html
Theo Văn Thọ/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại794,138
  • Tổng lượt truy cập91,967,867
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây