Học tập đạo đức HCM

Liên kết nuôi gà sạch tạo chuỗi sản phẩm an toàn

Thứ bảy - 19/12/2020 21:59
Nhờ liên kết nuôi gà theo VietGAHP với Công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam, nhiều nông dân ở Thanh Hóa lãi ròng hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn Thọ Chân, thôn Thăng Long, xã Yên Lâm, huyện Yên Định (Thanh Hóa) liên kết nuôi gà với Công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam (gọi tắt là Japfa) cho biết, gia đình ông có 1,8 ha đất thầu khoán. Năm 2018, ông xây dựng hệ thống chuồng trại hiện đại và nuôi gia công gà lai Mía cho Japfa.

Trại nuôi gà của ông Chân được lắp đặt hệ thống máng uống nước và cung cấp thức ăn tự động nên giảm đáng kể nhân công. Tính từ năm 2019, đều như vắt chanh, mỗi năm ông lãi ròng 500-600 triệu đồng.

Điều khiến ông Chân yên tâm nhất là không những Japfa đầu tư giống, thức ăn và cử nhân viên kỹ thuật thường xuyên tư vấn, chăm sóc gà mà còn bảo lãnh để gia đình ông vay vốn ngân hàng.

“Liên kết nuôi gà VietGAHP với Japfa, chúng tôi được cấp giống, thức ăn, vắc xin, thuốc thú y và kỹ thuật. Với 2 trại có tổng diện tích 2,6  nghìn m2, tôi được công ty bảo lãnh vay ngân hàng vay 400 triệu đồng để đầu tư hệ thống chuồng trại, công suất nuôi từ 2,5-2,6 vạn con/lứa”.

Nhờ nuôi gà mía an toàn sinh học, mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Quang Vinh tại thôn 2, xã Quý Lộc (Yên Định, Thanh Hóa) lãi ròng 500-600 triệu đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Nhờ nuôi gà mía an toàn sinh học, mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Quang Vinh tại thôn 2, xã Quý Lộc (Yên Định, Thanh Hóa) lãi ròng 500-600 triệu đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Theo ông Chân, toàn bộ gà thương phẩm sau khi nuôi đủ 3 tháng 15 ngày sẽ được Japfa thu về nên người chăn nuôi không lo lắng về đầu ra. Bình quân, mỗi năm ông Chân nuôi 3 lứa gà (7,5 vạn con) và lãi ròng khoảng 600 triệu.

Nói về liên kết nuôi gà sạch với Japfa, ông Chân cho rằng, người tiêu dùng nên thay đổi suy nghĩ về nông sản an toàn.

“Tôi theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thấy các nước phát triển họ chỉ sử dụng nông sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; nguồn thức ăn được quản lý chặt chẽ. Vật nuôi được nuôi theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng đầy đủ các loại vắc xin và có đủ thời gian cách ly... Trong khi đó, người Việt lại chuộng vật nuôi chăn thả tự nhiên hoặc bán chăn thả. Tất nhiên, để thay đổi tư duy này không phải là một sớm một chiều và vai trò quản lý nhà nước trong việc siết chặt quản lý vật tư đầu vào trong chăn nuôi là hết sức quan trọng” – ông Chân nêu quan điểm.

Còn ông Nguyễn Quang Vinh, thôn 2, xã Quý Lộc (Yên Định) cũng cho rằng, quy trình nuôi gà an toàn sinh học của Japfa rất chặt chẽ, sản phẩm là con gà Mía sau hơn 3 tháng nuôi, thịt cũng rất thơm ngon.

“Tôi cũng có 2 trại nuôi với công suất 2,5-2,6 vạn con/lứa. Vì tin tưởng vào mối liên kết này, tôi đã phá bỏ 1 ha bưởi da xanh để nuôi gia công gà mía cho Japfa. Trại của tôi còn đầu tư cả hệ thống cung cấp thức ăn tự động nên chỉ cần 1-2 nhân công là đủ” – ông Vinh cho biết.    

Bà Phạm Thị Thanh Bình, Trưởng ngành sản xuất gia cầm miền Bắc Công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam cho biết, tại 28 tỉnh ở khu vực miền Bắc và miền Trung có 900 trang trại gia công cho công ty.

Riêng tại Thanh Hóa hiện công ty đang liên kết với 80 trang trại, mỗi tháng cung cung ứng ra thị trường khoảng 300-400 nghìn con gà thương phẩm. Bình quân, mỗi hộ nuôi được 5 lứa gà gia công/năm và lãi ròng khoảng 250-300 triệu đồng.

“Gà trắng, nuôi thời gian 2 tháng xuất chuồng, trong đó có 15 ngày trống chuồng; gà màu 4 tháng/1 lứa, trong đó có 15 ngày trống chuồng để xử lý đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học. Gà tại các trang trại gia công của Japfa được nuôi theo quy trình VietGAHP, được chứng nhận VietGAHP từ năm 2017”.

“Trong lúc dịch tả lợn châu Phi và các loại dịch bệnh trên vật nuôi đang diễn biến phức tạp, việc người dân liên kết với các công ty lớn là điều rất đáng khuyến khích. Những mối liên kết này không những tạo ra chuỗi sản phẩm an toàn mà còn giúp người chăn nuôi nâng cao ý thức, kỹ thuật chăn nuôi, từng bước nâng cao giá trị và tỷ trọng của ngành nông nghiệp” – ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa.

https://nongnghiep.vn/lien-ket-nuoi-ga-sach-tao-chuoi-san-pham-an-toan-d277595.html
Theo Võ Dũng - Việt Khánh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại245,403
  • Tổng lượt truy cập92,623,067
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây