Học tập đạo đức HCM

Nông dân Lào Cai đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững

Thứ bảy - 19/12/2020 22:09
CTTĐT - Năm 2020, tỉnh Lào Cai có 15.793 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, có 110 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 1.072 hộ cấp tỉnh, 3.615 hộ cấp huyện, 10.966 cấp xã và 530 hộ nghèo vượt khó.
Phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo bền vững, những năm qua, nông dân vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường, phát huy mạnh mẽ vai trò kinh tế hộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần khu vực nông thôn. Nhận thức của nông dân về kinh tế, văn hóa, xã hội, ý thức chấp hành pháp luật được nâng lên, tích cực tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền, đoàn thể; nhờ phát huy dân chủ đã khơi dậy được sức dân và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
 
Lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen cho các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, cấp tỉnh và hộ nghèo vượt khó. 
Đồng chí Phạm Đăng Bốn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lào Cai cho biết: Với 152 cơ sở hội, có trên 99.700 hội viên, 5 năm qua, Hội tiếp tục là tổ chức tập hợp, thu hút được đại đa số nông dân tham gia, số lượng hội viên tăng bình quân 2,2%/năm. Mặc dù tổ chức cơ sở hội đã được củng cố từ tỉnh đến cơ sở, song ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ sản xuất, thâm canh còn nhiều hạn chế. Bởi vậy Hội Nông dân tỉnh xác định phong trào thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững’’ là phong trào hành động tại cơ sở, nhằm góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp của tỉnh; thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu thụ nông sản.
Theo đó, hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn các Hội cơ sở tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của Nhà nước về khuyến nông, khuyến lâm; xây dựng các mô hình, hỗ trợ vốn vay, tập huấn kỹ thuật và dạy nghề cho nông dân. Bằng nhiều hình thức đa dạng, tuyên truyền lồng ghép với các buổi sinh hoạt của chi hội; qua tin, bài, phóng sự về các gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên sóng Đài Truyền thanh - Truyền hình tỉnh đã tạo sức lan tỏa, thi đua trong hội viên nông dân toàn tỉnh.
Ðể nông dân chủ động, tích cực hơn trong xóa đói, giảm nghèo; song hành cùng với Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hiện quản lý, cho vay quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 26,22 tỷ đồng, thực hiện 39 dự án với 491 hộ vay, tạo việc làm cho 643 lao động nông thôn; các cấp Hội trong tỉnh đã nhận ủy thác cho vay hộ nghèo với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Hiện nay, 100% Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội với dư nợ từ các chương trình cho vay do Hội Nông dân quản lý đạt hơn 772 tỷ đồng, với hơn 17 nghìn lượt hộ vay tại 557 tổ tiết kiệm và vay vốn (nợ quá hạn chiếm 0,09% tổng dư nợ). Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chi nhánh Lào Cai cho vay theo Nghị định số 55/2015/NÐ-CP của và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, tổng dư nợ đạt 1.374 tỷ đồng cho 12.657 hộ vay tại 552 tổ liên kết để tập trung đầu tư mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đặc biệt, các cấp Hội đã đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp đột phá để tổ chức, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện các phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững". Qua phong trào đã hướng dẫn, phổ biến kiến thức kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho hơn 110 nghìn lượt hội viên, tạo việc làm cho cho gần 50 nghìn lượt lao động, hướng dẫn, giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm cách thức đưa cây, con giống mới vào sản xuất cho gần 25 nghìn hộ nông dân ngay tại thôn bản… từ đây mở ra cho nông dân nhiều hướng làm ăn mới, thay đổi tư duy, phương thức sản xuất góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững.
Qua rà soát bình xét hộ sản xuất, kinh doanh giỏi theo tiêu chí mới gắn với tiêu chí nông thôn mới, số hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, có thu nhập cao trong năm là người dân tộc thiểu số ngày càng tăng.  Điển hình là những tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đó là bà Hoàng Thị Chắp ở xã Cốc San, huyện Bát Xát; ông Nguyễn Văn Thính xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng; ông Nông Văn Lương ở xã Tả Van, thị xã Sa Pa; ông Phàn A Bồng ở xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai; bà Vàng Thị Gánh ở xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai; ông Thào Dìn ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương; ông Triệu Phúc Vầy ở Nậm Đét, huyện Bắc Hà;… Cùng với hàng nghìn hộ nông dân tiêu biểu khác đã góp phần tạo bước đột phá về cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn, đưa thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 80 triệu đồng/người/năm, tăng 35 triệu đồng so với 2015… Ðáng chú ý, hầu hết các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi là hộ chủ động, mạnh dạn đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất, chăn nuôi, chế biến, kinh doanh dịch vụ nông lâm ngư nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa,… Ðặc biệt, có một số hộ tự nghiên cứu học tập đưa giống mới vào trồng thử nghiệm, đam mê ứng dụng mô hình mới, tìm tòi rút ra những kinh nghiệm sản xuất, vươn lên làm chủ được kỹ thuật như: Mô hình trồng dứa, chuối mô; trồng và nhân giống quýt, cây ăn quả có múi, tam thất, sa nhân tím, chế biến gỗ; nuôi và chủ động sản xuất giống cá nước lạnh, lợn rừng…
Theo Ban chỉ đạo Phong trào thi đua Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh Lào Cai, kết quả bình xét từ các thôn, bản, tổ dân phố, nông dân các dân tộc trong tỉnh, năm 2020 đã tôn vinh 15.793 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, tăng trên 500 hộ so với năm 2015 và chiếm 12,74% tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, có 110 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, với mức thu nhập bình quân 20,6 triệu đồng/người/tháng; 1.072 hộ nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, với mức thu nhập 10,3 triệu đồng/người/tháng; 3.615 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, với mức thu nhập 5,2 triệu đồng/người/tháng và gần 11.000 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp xã, với mức thu nhập 3,4 triệu đồng/người/tháng; 605 mô hình kinh tế trang trại theo tiêu chí; 192 hợp tác xã, 4.003 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có quy mô sản xuất lớn, thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương; trên 33 nghìn hộ nghèo được giúp đỡ thoát nghèo, 530 hộ nghèo vươn lên trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Phần lớn mô hình kinh tế các hộ chuyển dần từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi sang mô hình kinh doanh tổng hợp, dịch vụ.
Đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh, với những việc làm thiết thực của các cấp hội, cộng với tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên của hội viên nông dân toàn tỉnh đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh, ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh còn 8,21% hộ nghèo, giảm 3,25 điểm phần trăm so với năm 2019; đồng thời đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng 6,02%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha canh tác đạt 80 triệu đồng, giá trị từ sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt 260 triệu đồng/ha/năm; diện mạo khu vực nông thôn thay đổi nhanh, toàn tỉnh đã có 55 xã hoàn thành nông thôn mới, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; tăng cường tuyên truyền, vận động, giúp đỡ hội viên phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiện để hội viên nông dân được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, chăn nuôi để ngày càng xuất hiện nhiều hơn nữa các mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Lồng ghép có hiệu quả công tác giúp nông dân giảm nghèo với các chương trình công tác Hội và phong trào nông dân. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện tốt mục tiêu về giảm nghèo bền vững của địa phương, nâng cao đời sống cho nông dân và xây dựng nông thôn mới./.
                                                                                                                                                             
Theo Hồng Minh/laocai.gov.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại245,582
  • Tổng lượt truy cập92,623,246
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây