Học tập đạo đức HCM

Long An: Nông dân nuôi trâu đen cả đồng, đếm không xuể, nhà nào cũng có của ăn của để, cả làng làm giàu

Thứ sáu - 25/12/2020 03:14
Nhiều hộ nông dân huyện biên giới Đức Huệ (Long An) nhờ nuôi trâu kết hợp trồng lúa đã trở thành triệu phú. Đặc biệt, ở ấp 6, xã Mỹ Quý Tây của huyện Đức Huệ đàn trâu nuôi gặm cỏ đen cả cánh đồng, khi đàn trâu trở về xóm ấp từ cánh đồng thì khó ai mà đếm xuể kể cả nhìn lâu lâu.

Theo Phòng NNPTNT huyện Đức Huệ (tỉnh Long An), hiện huyện này có hơn 3.500 con trâu, trong đó xã Mỹ Quý Tây có khoảng 2.000 con trâu lớn nhỏ các loại.

Nuôi trâu “xen canh” lúa, nông dân vùng biên thành triệu phú - Ảnh 1.

Hàng trăm con trâu ở ấp 6 (xã Mỹ Qúy Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) sau giờ ra đồng gặm cỏ giờ quay lại chuồng.

Theo ông Ba Cò (Lê Văn Cò, ấp 6, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An), gia đình ông theo nghề chăn nuôi trâu có truyền thống từ thời cha ông.

Hiện, ông Ba Cò có 15 con trâu, trong đó 6 con trâu cái. Cứ khoảng 2 năm, ông bán vài con nghé làm của hồi môn cho con cái. Ngoài nuôi trâu, ông Ba Cò còn có 3ha làm lúa.
 

Tuy nhiên, ở ấp 6, nói nuôi trâu làm giàu phải nhắc đến ông Sáu Hợp (Tô Văn Hợp). Có thể nói, ông Sáu Hợp là "ngôi sao" trong làng nuôi trâu không chỉ ở ấp mà của cả vùng.

Từ buổi đầu cưới vợ ra riêng được "ông già" cho hai con trâu nghé làm của để dành giờ ông có 16 con trâu và 4ha đất.

Hiện, với 16 con trâu, ông Sáu Hợp tính sơ sơ cũng được hơn nửa tỷ đồng, cộng 4 ha đất hơn 4 tỷ nữa.

 "Hai Lúa miền biên giới Đức Huệ trong tay có 5-7 tỷ đồng thuộc loại 'địa chủ' rồi", Bí thư, Trưởng ấp 6 Chín Xê (Hồ Văn Xê) dí dỏm nhận xét.

Hỏi, sao nuôi trâu cách nào mà làm giàu khéo thế? Lão nông Sáu Hợp "lật bài ngửa": "Bài của tôi là cứ lấy trâu, lấy đất thế chấp vay ngân hàng. Sau đó lấy tiền mua trâu để gây đàn lớn hơn. Sau đó, lại lấy trâu, lấy đất thế chấp ngân hàng vay tiếp… Bao năm nay tôi cứ làm vậy", ông Sáu Hợp chia sẻ.

Theo Trưởng ấp Chín Xê, ấp ông có hơn 50 hộ chăn nuôi trâu với tổng đàn hơn 500 con trâu. Hộ ít cũng nuôi vài con trâu, nhiều hơn 20 con trâu.

"Chưa ai nuôi trâu mà nghèo, ngược lại nhiều nhà thành triệu phú nhờ nuôi trâu. Một con trâu nghé giờ có giá 10-20 triệu đồng", ông Chín Xê bộc bạch.

Cũng theo ông Chín Xê, bà con nông dân nuôi trâu như đem tiền bỏ ống (tiền tiết kiệm), bởi họ còn có đất làm ruộng.

Trong năm, lợi nhuận từ hạt lúa bà con chi tiêu vào việc sinh hoạt hằng ngày. Nhưng lợi nhuận từ chăn nuôi trâu mới là của cải dành dụm, như ông bà ta thường nói là "của để dành", có của ăn của để.

Nuôi trâu “xen canh” lúa, nông dân vùng biên thành triệu phú - Ảnh 2.

Ông Ba Cò, ấp 6, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An chăm sóc đàn trâu của gia đình.

Nhìn vào cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Mỹ Quý Tây, với con trâu, cây lúa, nhiều người đã nói vui: Đây cũng là mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt "trâu-lúa" cho hiệu qủa kinh tế cao, độc đáo ở miền Tây Nam bộ.

Anh Ba Đằng (Nguyễn Bạch Đằng), Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) cho biết, nghề nuôi trâu có từ lâu đời ở vùng biên này.

Vào cao điểm, huyện biên giới Đức Huệ của tỉnh Long An này có đến hơn 7.000 con trâu.  Tuy nhiên, hiện nay đàn trâu đã giảm sút mất phân nửa. Nguyên nhân chủ yếu là diện tích đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp do nông dân ở huyện Đức Huệ (Long An) và bên nước Campuchia láng giềng tăng diện tích làm lúa.

Ngay tại xã Mỹ Quý Tây, cả 3 gò cỏ, như: Gò Cỏ May, Gò Cỏ Đỏ và Gò Giồng Két chỉ còn hơn 100ha, trong khi phải gánh cho hơn 500 con trâu gặm cỏ hàng ngày.

"Hiện, sau một ngày thả trâu ra đồng, chiều về bà con nông dân phải cho trâu ăn dậm thêm rơm mới đủ lượng thức ăn", ông Chín Xê thổ lộ.

Một vướng mắc nữa cho nghề nuôi trâu ở vùng biên này là hiện hầu hết đàn trâu đang nuôi là trâu cỏ, loại trâu vốn nhỏ con, nhẹ cân, lâu lớn…
 

Theo bà Võ Thị Quế Lâm, Phó Phòng NNPTNT huyện Đức Huệ (tỉnh Long An), một con trâu giống Murrah (Ấn Độ) nuôi 6 tháng trọng lượng bằng con trâu "giống cỏ" nuôi 1 năm rưỡi.

Bà Quế Lâm cho biết, Phòng NNPTNT huyện Đức Huệ đang thực hiện đề tài nuôi trâu lai F1 được tạo ra giữa trâu cái địa phương và trâu đực Murrah (nhập giống từ Ấn Độ) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hiện, những con trâu lai F1 đã lần lượt được sinh ra.

Nếu một con trâu cỏ sơ sinh từ 25-30kg/con, thì trâu giống Murrah mới đẻ ra đã có trọng lượng từ 37-47kg/con.

Anh Nguyễn Thanh Bình (ấp 2, xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An), một nông dân nuôi trâu theo truyền thống, giờ đang thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo đàn trâu với giống trâu Murrah của Ấn Độ cho biết, hiện tại gia đình anh có 4 con trâu, trong đó có 1 con trâu lai máu ngoại được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo.

"Trâu con sinh ra từ lai giống có vóc dáng to lớn hơn so với trâu cỏ, trọng lượng khi sinh ra nặng hơn ít nhất là 5kg. Giống trâu lai rất dễ chăm sóc. Tôi cho ăn chủ yếu cỏ và rơm. Trâu lai ăn tạp cũng rất mạnh", anh Bình chia sẻ.

 

Nuôi trâu “xen canh” lúa, nông dân vùng biên thành triệu phú - Ảnh 3.

Ngành nông nghiệp huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) đang thực hiện kế hoạch "nâng chất" đàn trâu cỏ.

Theo bà Quế Lâm, thông qua thực tế của đề tài, hộ chăn nuôi trâu thấy được lợi ích của việc áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo góp phần đáng kể vào việc nâng cao tầm vóc con giống, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Hiện tại, tỷ lệ hộ chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện chọn phương pháp này sử dụng ngày một tăng.

Bà Quế Lâm cũng cho biết, nửa số hộ đang nuôi trâu trên địa bàn huyện cũng đang chuyển sang nuôi trâu bán chăn thả và cho ăn nhiều loại ăn thức chứ không chỉ rơm, cỏ tươi.

https://danviet.vn/long-an-dan-nuoi-trau-den-ca-dong-nhin-lau-cung-khong-dem-xue-nha-nao-cung-co-cua-an-cua-de-20201224125346789.htm

Theo Trần Đáng/danviet.vn




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay19,630
  • Tháng hiện tại212,723
  • Tổng lượt truy cập92,590,387
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây