Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà siêu đẻ: Siêu lãi

Thứ ba - 17/11/2020 01:41
Anh Nguyễn Duy Diễn và chị Phạm Thị Nguyệt Dung đã có một quyết định táo bạo: Rời Thủ đô Hà Nội về quê nuôi gà.

Vượt qua mọi khó khăn, hằng ngày trang trại của anh chị cung cấp ra thị trường hàng ngàn quả trứng gà, doanh thu đạt hàng chục triệu đồng mỗi ngày.

t16.JPG
 
Trang trại gà đẻ trứng của gia đình chị Dung mỗi ngày cung cấp ra thị trường 18.000 quả trứng.
 

Quy trình nuôi khép kín

Chúng tôi có dịp đến thăm trang trại gà đẻ trứng của vợ chồng chị Phạm Thị Nguyệt Dung tại khu Đồng Mát, phường Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trang trại nằm khá xa khu dân cư, không gian thoáng đãng, mát mẻ.

Chị Dung chia sẻ, chồng chị, anh Nguyễn Duy Diễn, từng làm việc tại Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8, thuộc Bộ Giao thông vận tải; còn chị làm việc tại Công ty Quản lý nhà số 3 thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Hai anh chị vốn là người Hà Nội, có công việc ổn định nhưng gia đình chị lại quyết định xuống Quảng Ninh để lập nghiệp từ năm 2008.

“Việc cải tạo khu đất khá vất vả, bởi nơi đây là vùng trũng, phải đào ao lấy đất để làm mặt bằng, đồng đất chua mặn, phải mua nước ngọt về để sử dụng. Đến khi bắt tay vào chăn nuôi, kinh nghiệm chưa có, tôi cũng gặp phải rất nhiều khó khăn từ khâu chăm sóc gà con, xử lý vệ sinh chuồng trại cho đến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ban đầu, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, chỉ là lấy công làm lãi. Phải mất đến 5 năm sau khi đi vào hoạt động, trang trại mới có nguồn thu ổn định, tôi quyết định không mở rộng quy mô mà giữ ở mức phù hợp với diện tích đất. Ngoài ra, việc giữ ổn định mô hình cũng là cách để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất”, chị Dung tâm sự.

Trang trại nuôi gà đẻ trứng của của gia đình chị Dung được thiết kế theo quy trình khép kín, rộng gần 5ha với quy mô nuôi 3 vạn con gà, trong đó, 2 vạn con gà đẻ trứng và 1 vạn con gà hậu bị. Số gà đẻ được nuôi trong 3 dãy chuồng lồng kín (1.000m2/chuồng). Toàn bộ trang trại được thiết kế kiên cố, có hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước tự động, đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.

Gà giống được nhập từ Công ty CP từ khi gà mới được 1 ngày tuổi. Sau đó, số gà con này được nuôi úm ở một khu chuồng riêng biệt cho đến khi được 19 tuần tuổi thì chuyển đến khu chuồng nuôi gà đẻ. Trong thời gian nuôi úm, số gà hậu bị này được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.

t17.JPG
Trứng gà của gia đình chị Dung được tiêu thụ trong ngày, cung cấp từ hệ thống siêu thị cho đến các bếp ăn tập thể.

“Hiện tại, trời bắt đầu lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp nên trong chuồng làm phòng úm để giữ nhiệt độ tốt nhất cho gà. Phòng úm được quây kín bằng bạt và có trần bên trên. Khi gà mới nhập về phải có công nhân chăm sóc 24/24 giờ. Những ngày đầu phải chăm sóc thật cẩn thận, con gà có khoẻ thì chuyển sang chuồng nuôi mới tốt”, chị Dung nói.

Đa dạng thị trường tiêu thụ

Với quy trình sản xuất theo công nghệ khép kín, hiện đại, đảm bảo về môi trường, sản phẩm trứng gà của gia đình chị Dung có chất lượng tốt, quả to, bóng đẹp, lòng đỏ to. Vỏ trứng có màu nâu nhạt, trọng lượng trứng khoảng 60-62g/quả, tỷ lệ gà đẻ đạt 85 - 90%.

Trứng gà tại trang trại của chị Dung được tiêu thụ trong ngày. Sau khi thu nhặt, đóng gói xong là cho người vận chuyển đến các đầu mối tiêu thụ để đảm bảo trứng được tươi ngon nhất, giữ được hương vị đặc trưng. Số gà đẻ chỉ khai thác trong vòng một năm là thay thế bằng đàn gà hậu bị, nên chất lượng trứng luôn đảm bảo; số gà không sử dụng để sản xuất trứng sẽ được bán cho thương lái, tận dụng tối đa giá trị của đàn gà.

Chị Dung còn cho biết, trang trại trứng gà sạch của gia đình chị cung cấp ra thị trường khoảng 18.000 quả/ngày, với mức giá giao trứng cho thương lái khoảng 1.600 - 1.800 đồng/quả, mỗi ngày gia đình chị Dung thu nhập trên 30 triệu đồng.

t17a.JPG
Trang trại gà đẻ trứng của gia đình chị Dung được nuôi theo quy trình khép kín.

“Trước kia, thị trường tiêu thụ sản phẩm trứng gà của gia đình chủ yếu ở các chợ truyền thống tại Quảng Ninh, Hải Phòng. Sau được sự giúp đỡ, quan tâm của các cấp chính quyền, cùng với thương hiệu, chất lượng sản phẩm nên trứng gà của gia đình hiện được phân phối rộng khắp từ các chợ truyền thống cho đến hệ thống siêu thị Vinmart, hệ thống nhà hàng khách sạn nổi tiếng như: Mường Thanh, SunGroup, các bếp ăn tập thể, Công ty than Hà Lầm, Công ty Than Núi Bép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các địa phương lân cận”, Chị Dung thổ lộ.

Tuy nhiên, có những lúc giá trứng xuống thấp cùng với dịch Covid-19 khiến cho thị trường tiêu thụ trứng chậm lại. Nhưng gia đình chị Dung vẫn quyết tâm, kiên trì theo đuổi nghề.

Với gần 5ha đất, trang trại gà đẻ trứng của vợ chồng chị Dung đã tạo công ăn việc làm cho 9 lao động thường xuyên và nhiều  lao động thời vụ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị thu lãi hàng tỷ đồng.

 Theo Tam Anh - Phạm Trang/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay29,633
  • Tháng hiện tại297,256
  • Tổng lượt truy cập92,674,920
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây