Nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển.
Những năm qua, nguồn lợi thủy hải sản của Việt Nam đang có dấu hiệu suy giảm đáng kể. Năm 2020, tổng sản lượng thủy hải sản khai thác đạt khoảng 3,65 triệu tấn.
Trước tình trạng trên, Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược phát triển thủy hải sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu giảm sản lượng khai thác xuống 2,8 triệu tấn. Đồng thời, tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên 7 triệu tấn vào năm 2030.
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được đánh giá rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lợi thủy hải sản ngày càng cạn kiệt. Một nguyên nhân nữa, là nguyên liệu phụ thuộc cho chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.
Việt Nam có 1 triệu km2 mặt nước biến, sản lượng thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Việt Nam có tiềm năng nuôi trồng thủy sản, nhưng tổng sản lượng mới chỉ đạt 4,56 triệu tấn vào năm 2020. Nghề nuôi biển nước ta vẫn manh mún ở quy mô nhỏ lẻ nên chưa khai thác tiềm năng và lợi thế tự nhiên vốn có.
Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng vụ nuôi trồng thủy sản cho biết, Việt Nam là một trong năm quốc gia có tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục thủy sản, tổng diện tích có tiềm năng nuôi trồng thủy sản của nước ta là 500.000 ha. Trong đó, 270,000 ha là mặt nước xa bờ, 150.000 ha là bãi triều ven biển.
Cũng theo ông Cẩn, chuyển dịch từ khai thác sang nuôi trồng thủy hải sản là tất yếu, do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cùng với sự gia tăng về dân số. Đây cũng là định hướng của Chính phủ đã được đưa vào các dự án phát triển.
"Chúng ta cần phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp với từng vùng địa lý. Ngoài ra, yếu tố công nghệ cũng cần được chú trọng", ông Cẩn nói.
Dù định hướng phát triển, nhưng nghề nuôi biển vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách về việc giao và cho thuê mặt nước. Theo ông Cẩn, Bộ NN-PTNT đang xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 67 về phát triển kinh tế biển, đồng thời lập các cơ chế, đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi biển, cũng như các vấn đề về bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro, khuyến khích nhà đầu tư.
Trong Hội nghị Tổ chức khai thác thủy sản thích ứng, phòng, chống dịch Covid-19 Quý IV/2021, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi biển, nuôi trồng thủy sản.
"Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực cho việc khai thác, nuôi trồng, và bảo tồn thủy sản, từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, các chương trình đề án. Nếu làm đúng tiến độ, ngành thủy sản sẽ có một chiến lược lớn trong việc mở rộng không gian tái cơ cấu", Thứ trưởng chia sẻ.
Trước mắt, lãnh đạo ngành nông nghiệp đề nghị địa phương tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là trang bị các hệ thống giám sát cho cảng cá; tăng cường năng lực và tiến độ các dự án thủy sản có vốn giao về ở địa phương, nhằm triệt để khắc phục những tồn tại để phát triển bền vững, tăng giá trị gia tăng cho ngành.
Ngoài ra, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu từng lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng, vạch ra những giải pháp xác thực, hiệu quả.
https://nongnghiep.vn/phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-giam-ap-luc-khai-thac-tu-nhien-d306030.html
Theo Bảo Thắng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp
Về việc triển khai thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025
Phê duyệt danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025