Học tập đạo đức HCM

Thủy canh có lãi không? Ưu và nhược điểm của thủy canh?

Thứ ba - 29/06/2021 00:09
Hiện có khá nhiều nông dân băn khoăn về sự khác biệt giữa phương pháp thủy canh và canh tác thổ canh trên đất truyền thống. Vậy ưu nhược điểm của thủy canh là gì?
Thủy canh là một trong những tiến bộ vượt bậc trong ngành trồng trọt, không những nâng cao chất lượng mà còn mang lại hiệu suất cao và không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Ảnh: Arab News

Thủy canh là một trong những tiến bộ vượt bậc trong ngành trồng trọt, không những nâng cao chất lượng mà còn mang lại hiệu suất cao và không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Ảnh: Arab News

Theo nhà nông học Alvaro Villalba thuộc hãng dịch vụ hậu cần nông nghiệp thủy canh nổi tiếng bán đảo Iberia (Bồ Đào Nha) Projar: “Cây trồng không cần đất thường cho năng suất cao hơn tới 50% trong năm đầu tiên, mặc dù sản xuất thủy canh tất nhiên đòi hỏi nguồn lực đầu tư cao hơn, nhưng nó lại sinh lợi rất nhanh chóng”.

Để minh chứng cho khả năng sinh lời này trong ngắn hạn, ông Villalba đi vào phân tích trường hợp cụ thể tại một trang trại ở Peru do hãng Projar phát triển, khởi nghiệp bằng dự án sản xuất việt quất thủy canh. Vì những do dự ban đầu nên chủ trang trại đã ra quyết định “nửa nọ nửa kia”, có nghĩa là một phần của dự án sẽ trồng trên đất và một phần là trồng thủy canh để thử nghiệm và sau đó mới quyết định phương pháp nào sẽ được mở rộng sản xuất.

Chi phí đầu tư cho mỗi ha cây trồng trên đất và thủy canh. Đồ họa: Projar

Chi phí đầu tư cho mỗi ha cây trồng trên đất và thủy canh. Đồ họa: Projar

Các chi phí này bao gồm tất cả mọi thứ từ khâu làm đất đến thu mua cây giống cho đến nhân công. Điều cần lưu ý là sản xuất trên đất, mật độ trồng là 3.000 cây/ha còn phương pháp trồng thủy canh là 5.000 cây/ha nên chi phí gần như gấp đôi.

Sau khi cả hai phương pháp canh tác đã được thực hiện và trải qua pha sản xuất ban đầu và đến thời kỳ thu hoạch, kết quả thu nhập trên mỗi ha trong 3 năm đầu như sau (xem bảng):

Việc tính toán chi li thu nhập được thực hiện khi đã biết cả sản lượng và giá cả thị trường theo mùa ở nước ngoài làm tham chiếu. Trong vụ sản xuất này, thu nhập của phương pháp trồng thủy canh trong năm đầu tiên cao hơn 50% so với trồng trên đất truyền thống.

“Lưu ý tiếp theo là ở đây chúng ta đang nói về một lối sản xuất trên đất phù hợp, trong đó người nông dân luôn nắm rõ được những lợi thế và muốn kiểm chứng phương pháp thủy canh”, ông Villalba cho hay.

Lợi nhuận trên mỗi ha 3 năm đầu giữa phương pháp thổ canh (xanh lam) và thủy canh (cam). Đồ họa: Projar

Lợi nhuận trên mỗi ha 3 năm đầu giữa phương pháp thổ canh (xanh lam) và thủy canh (cam). Đồ họa: Projar

Công nghệ thủy canh ra đời đánh dấu một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến về canh tác không cần đất, thúc đẩy nâng cao năng suất và thâm canh cao nhưng không gây hại đến môi trường. Phương pháp thủy canh chỉ cần 5% dinh dưỡng từ đất nhưng cần đến 95% nước để truyền dẫn, và đất chỉ được xem như một phần trong giá thể giữ cho cây đứng để quang hợp.

Vậy tại sao thủy canh lại có lợi nhuận tốt như vậy trong những năm đầu tiên?

Câu trả lời nằm ở giá thể vì nó "dễ chịu" hơn đất. Để bắt đầu thời vụ, thời điểm trồng cây diễn ra mà không bị stress, giá thể sẽ cung cấp một môi trường rất giống với môi trường nuôi cây trong vườn ươm. Điều này làm cho cây khởi động rất tốt. Ngoài ra trong giá thể, hệ rễ của cây có sức phát triển rất mạnh và nhanh chóng sẽ làm cho năng suất thu hoạch được nâng cao và sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Tất nhiên, sau nhiều năm thì sản lượng sẽ được cân bằng với phương thức sản xuất trên đất, mặc dù thực tế là những năm đầu tiên phương pháp truyền thống chậm hơn.

Ngoài những lợi thế về năng suất, phương pháp sản xuất thủy canh còn cho phép việc trồng trọt được thực hiện theo công nghệ tiên tiến hơn, được kiểm soát mọi thứ tốt hơn so với trong đất. Phương pháp thủy canh cũng cho phép người nông dân cung cấp cho cây trồng với liều lượng nước và chất dinh dưỡng chính xác vào đúng thời điểm.

Theo các chuyên gia hãng Projar, với hơn 15 năm kinh nghiệm trên thị trường, chúng tôi đã tạo ra một cẩm nang tư vấn về những điều cơ bản khi sản xuất thủy canh bằng xơ dừa. Đây là một trong những loại giá thể tốt nhất với phương pháp trồng thủy canh và thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng.

Hiện các nền nông nghiệp phát triển thường sử dụng trấu, xơ dừa, than bùn làm giá thể. Ảnh: YT

Hiện các nền nông nghiệp phát triển thường sử dụng trấu, xơ dừa, than bùn làm giá thể. Ảnh: YT

Ưu điểm của thủy canh

Chủ động trong điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, một số loại phân bón sẽ được cung cấp dựa vào yêu cầu của mỗi loại cây trồng; Loại bỏ được một số chất gây hại cho cây, các chất tồn dư từ vụ trước; Giúp tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp, không làm nước bị thất thoát do ngấm vào đất hay bị bốc hơi nước; Giảm được chi phí nhân công làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới nước cho cây; Hạn chế và ngăn ngừa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Có khả năng trồng trái vụ do điều khiển được các yếu tố từ môi trường; Nâng cao năng suất và chất lượng khoảng 25-30%

Nhược điểm của thủy canh

Khó trồng những loại cây có bộ rễ lớn, những loại cây ăn quả lâu năm; Chi phí đầu tư cao so với mô hình canh tác truyền thống (lớn nhất là hệ thống bơm dinh dưỡng, hệ thống bể chứa, hệ thống khung giàn và bộ hẹn giờ tự động); Đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao, được đào tạo chuyên ngành cũng như có kiến thức về cây trồng, dinh dưỡng; Nếu trồng cây trong hệ thống khép kín với nước, trường hợp cây bị nhiễm trùng hoặc sâu bệnh sẽ nhanh chóng lây lan đến cây trồng trong hồ chứa dinh dưỡng… không phải loại cây nào cũng trồng được bằng thủy canh.

https://nongnghiep.vn/thuy-canh-co-lai-khong-uu-va-nhuoc-diem-cua-thuy-canh-d295261.html
Theo Kim Long/nongnghiep.vn

(FreshPlaza)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay19,055
  • Tháng hiện tại1,019,510
  • Tổng lượt truy cập92,193,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây