Học tập đạo đức HCM

Tin NN: Xuất khẩu bứt tốc về đích đầy ấn tượng

Thứ năm - 03/12/2020 21:38
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU… các mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, trái cây qua chế biến đã có những bước tăng trưởng bứt tốc về đích đầy ấn tượng.
cover2.jpg
Đóng gói tôm bao bột xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Minh Phú, Cà Mau. (Ảnh: Phú Hữu)

Xuất khẩu thủy sản bật tăng có thể đạt khoảng 8,6 tỷ USD

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản tháng 11/2020 tăng trưởng ấn tượng ở mức 13% so với cùng kỳ năm 2019.

Với việc nhu cầu tiêu dùng trong các dịp lễ cuối năm tăng cao, các doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tháng cuối năm sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tốt, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 8,6 tỷ USD.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bắt đầu hồi phục từ tháng 7 và tăng trưởng 2 con số kể từ tháng 9 đến nay.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản tăng 10% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 12% trong tháng 10 đạt mức lỷ lục 919 triệu USD, và bật tăng 13% trong tháng 11 đạt 868 triệu USD.

Nhờ tăng trưởng 2 con số liên tục trong 3 tháng qua, xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến cuối tháng 11 chạm mức tương đương cùng kỳ năm 2019 là trên 7,8 tỷ USD. Qua đó, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt tương đương năm 2019 với 8,58 tỷ USD.

Xuất khẩu thủy sản đạt được giá trị như trên trong cả năm nay, chủ yếu nhờ xuất khẩu tôm duy trì sự tăng trưởng ổn định. Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu tôm đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2019. Với mức duy trì tốt như hiện nay, xuất khẩu tôm cả năm dự kiến đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019.

Xuất khẩu hải sản hồi phục trong mấy tháng qua cũng góp phần không nhỏ để giá trị xuất khẩu thủy sản cả năm dự kiến tương đương với năm 2019.

Xuất khẩu hải sản giảm sâu trong tháng 3 và tháng 5 (giảm lần lượt 47% và 20%), sau đó hồi phục dần, bắt đầu có tăng trưởng dương từ tháng 8. Sau khi tăng mạnh 15% trong tháng 9, xuất khẩu hải sản tăng 2% trong tháng 10 và tiếp tục tăng 8% trong tháng 11 đạt khoảng 305 triệu USD.

Tính đến hết tháng 11, tổng giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt trên 2,9 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2019. Dự tính xuất khẩu hải sản cả năm 2020 đạt gần 3,2 tỷ USD, gần tương đương với năm 2019.

Dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2020 sẽ đạt khoảng 8,6 tỷ USD, (năm 2019 đạt 8,54 tỷ USD), đây là kết quả vượt hơn sự mong đợi trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU…

Giá trị xuất khẩu rau quả chế biến sang Mỹ tăng hơn 42%

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu nhóm hàng sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam sang Mỹ đạt giá trị 67,63 triệu USD, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm 2019.

traicay.jpg
Sơ chế Thanh Long xuất khẩu tại tỉnh Tiền Giang.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như: Hạt dẻ cười, dừa sấy hoặc nước dừa, nước dứa, nước ép mãng cầu, nước chanh leo, dưa chuột đóng chai, thanh long sấy hoặc nước ép thanh long …

Như vậy, giá trị hàng rau quả chế biến đang chiếm tỷ trọng lớn trong rau quả xuất khẩu sang Mỹ. 9 tháng đầu năm nay, rau quả xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 122 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, rau quả chế biến chiếm tới hơn 55% tổng giá trị rau quả xuất khẩu sang Mỹ.

9 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu rau quả chế biến đi tất cả các thị trường là 573,6 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kiểm soát Covid-19 trên hàng đông lạnh nhập khẩu

Cục Thú y (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có văn bản về kiểm soát virus SARS-CoV-2 trên hàng đông lạnh sau khi Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đề nghị các bên liên quan kiểm soát chặt chẽ thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch Covid-19 (đặc biệt là thực phẩm đông lạnh).

Theo đó, Cục Thú y khẳng định không phát hiện virus SARS CoV-2 trong thịt gia súc, gia cầm và thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam.

"Sau khi một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Trung Quốc đã xét nghiệm và ghi nhận nhiều vụ phát hiện virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm nhập khẩu, bao bì đóng gói thực phẩm nhập khẩu đông lạnh, ngay trong tháng 8-2020, Cục Thú y đã chỉ đạo các Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu thực phẩm đông lạnh nhập khẩu để kiểm tra virus SARS-CoV-2. Từ đó đến nay, Cục Thú y đã tiến hành lấy 191 mẫu thịt gia súc, gia cầm, thủy sản và bao bì đóng gói thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ 15 nước (bao gồm: Brasil, Mỹ, Tây Ban Nha, Úc, Bỉ, Canada, Đức, Pháp, Hà Lan, Iceland, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan và Na Uy). Toàn bộ mẫu xét nghiệm đều cho kết quả âm tính đối với virus SARS- CoV-2", Cục Thú y thông tin.

photo-1-16068899243281906227449.jpg
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra hàng đông lạnh nhập khẩu - (Ảnh: Văn Giang).

Cơ quan này cũng cho biết các mẫu giám sát được xét nghiệm tại phòng thử nghiệm của Cục Thú y bằng phương pháp Realtime RT-PCR (theo quy trình khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương). "Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Cục Thú y sẽ tiếp tục theo dõi sát thông tin, tình hình dịch bệnh và lấy mẫu giám sát virus SARS-CoV 2 trên sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản đông lạnh nhập khẩu" – Cục Thú y nhấn mạnh.

Được biết, đến nay Cục Thú y chỉ mới lấy mẫu giám sát Covid-19 chứ chưa triển khai xét nghiệm bắt buộc chỉ tiêu virus SARS-CoV 2 đối với các lô thịt gia súc, gia cầm, thủy sản đông lạnh nhập khẩu.

Theo một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực phẩm đông lạnh, hiện chỉ mới có Trung Quốc áp dụng biện pháp này.

https://kinhtenongthon.vn/tin-nn-xuat-khau-but-toc-ve-dich-day-an-tuong-post39369.html
 Theo Thanh Tâm (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,243
  • Tổng lượt truy cập92,654,907
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây