Học tập đạo đức HCM

Xóa nghèo bền vững - Cách làm của Ba Chẽ

Chủ nhật - 21/06/2020 04:49
Là địa phương khó khăn nhất tỉnh, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, nhưng huyện Ba Chẽ đã quan tâm phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.

 

Mô hình nuôi trâu của gia đình anh Nguyễn Văn Trọng (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) giúp gia đình có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm.

Nhiều năm về trước, huyện Ba Chẽ luôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc nhiều hộ dân không muốn thoát nghèo; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cộng đồng xã hội hỗ trợ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Không những thế, Ba Chẽ cũng là địa phương có xuất phát điểm chậm, nguồn lực đầu tư hạn chế; địa hình chia cắt, đất đai khô cằn, thiếu nguồn nước, trình độ dân trí không đồng đều khiến công tác giảm nghèo rất khó khăn.

Chính vì vậy, Ba Chẽ đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, đổi mới công tác tuyên truyền, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên, nhận thức của nhân dân được chuyển đổi rõ rệt. Ba Chẽ đang phát huy tối đa sức mạnh nội lực và huy động tốt các nguồn lực cho phát triển sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng; thu hút đầu tư để tạo việc làm, thu nhập cho các hộ dân, đặc biệt là các hộ nghèo phát triển kinh tế; ưu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có ý chí, điều kiện và khả năng thoát nghèo, tự nguyện đăng ký thoát nghèo.

Ba Chẽ đã quyết tâm quyết liệt triển khai có hiệu quả chương trình 135, đề án 196 gắn với xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ chủ trương “người dân là chủ thể, Nhà nước chỉ hỗ trợ”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong giai đoạn 2015-2020 tổng nguồn vốn huy động 1.120 tỷ đồng; trong đó xã hội hóa 150 tỷ đồng.

Vận động người dân hiến 28.165m2 đất, 4.280 cây xanh các loại cho giải phóng mặt bằng, tham gia 25.235 ngày công xây dựng hạ tầng nông thôn; đăng ký giúp đỡ trực tiếp 1.094 hộ đoàn viên, hội viên nghèo thoát nghèo có địa chỉ; vận động 828 hộ gia đình hội viên, đoàn viên tham gia thực hiện 252 dự án, các mô hình sản xuất phát triển kinh tế; tiếp nhận từ nguồn xã hội hóa số tiền 16,34 tỷ đồng để xây mới và sửa chữa 573 căn nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở...

Thực hiện hiệu quả Đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn theo Đề án 1956, mở 36 lớp dạy nghề cho 928 học viên. Số lao động có việc làm thường xuyên 13.534/13.811 người, đạt 98%; tạo việc làm mới cho 2.660 lao động.


Các đại biểu tặng quà cô và trò Điểm trường Khe Hố, nhân dịp khởi công xây dựng phòng học Điểm trường Khe Hố, Trường Tiểu học Nam Sơn (huyện Ba Chẽ), tháng 6/2020. Ảnh: Văn Đảm (CTV)

Đối với cơ sở hạ tầng, tổng vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng 1.281 tỷ đồng (nguồn ngân sách nhà nước 1.180 tỷ đồng, ngoài ngân sách gần 100 tỷ đồng). Qua đó, đã cơ bản đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện nước và các công trình công cộng... Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối đối ngoại tạo điều kiện lưu thông; hoàn thiện thêm một tuyến đường từ thị trấn lên xã Minh Cầm song song với đường tỉnh 330.

Giao thông kết nối giữa huyện với các xã và thôn, bản được bê tông hóa 100%, cải tạo nâng cấp các tuyến đường tránh lũ trung tâm thị trấn, đường tránh lũ tỉnh lộ 329, nâng cấp các điểm ngập lụt đường 330. Xây dựng 2 hồ chứa nước cung cấp nước sạch và tưới tiêu cho người dân (hồ nước Khe Mười xã Đồn Đạc, hồ nước Khe Lọng xã Thanh Sơn), năm 2020 triển khai xây dựng hồ chứa nước cho 4 xã vùng cao...


Mô hình trồng cây ăn quả và dược liệu của anh Trần Văn Linh, thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm (đứng giữa), ước tính cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm. Ảnh: Minh Đức

Với cách làm chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đến năm 2019, Ba Chẽ đã hoàn thành chương trình 135, đưa 6/6 xã, 49/49 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, về đích trước một năm so với lộ trình đề án tỉnh đặt ra; ước hết năm 2020 có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết, vượt 3 xã so với kế hoạch của tỉnh, tăng 7 xã so với năm 2015 (trong đó 6 xã hoàn thành chương trình 135, đồng thời đạt chuẩn nông thôn mới).

Chất lượng an sinh xã hội nông thôn từng bước nâng cao, nhận thức của cán bộ, nhân dân có chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 37,5 triệu đồng/năm, tăng 20 triệu đồng so với năm 2015.

Đặc biệt từ năm 2017 đến năm 2019, có trên 200 hộ nghèo viết đơn tự nguyện thoát nghèo, phong trào đã lan tỏa trong toàn huyện, đẩy lùi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tỷ lệ hộ nghèo Ba Chẽ giảm mạnh từ 34,69% năm 2015 xuống còn 2,13% năm 2019.

Theo Thái Cảnh/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm395
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,200,797
  • Tổng lượt truy cập88,555,867
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây