Ngay sau khi Luật HTX 2012 ra đời, tỉnh Nghệ An đã xây dựng nhiều kế hoạch phát triển kinh tế (Đề án đổi mới phát triển HTX trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2020; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020) để tạo đà thúc đẩy. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị.
Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 677 HTX được tổ chức và hoạt động theo Luật HTX 2012, trong số này 515 HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp với khoảng 150.000 thành viên tham gia. Quá trình đánh giá thực tế cho thấy, nhiều HTX đã tập trung củng cố công tác tổ chức, xây dựng thành công đội ngũ lãnh đạo vững chuyên môn, sâu sát với thực tế nên hiệu quả kinh doanh cơ bản được nâng lên thấy rõ.
Chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, nhiều HTX thể hiện được vai trò then chốt thông qua nhiệm vụ chính là cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Điển hình như HTX cây ăn quả 1/5 Nghĩa Đàn; HTX cây ăn quả Tấn Thanh; HTX thanh niên Đô Lương, Nam Đàn; HTX NNDVTH Thọ Thành; HTX bưởi hồng Quang Tiến; HTXNN Tân Sơn; HTXNN Nghi Lâm…
Qua đánh giá, phân loại theo hướng dẫn của Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, số lượng HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả chiếm đến phân nửa (trên 200 HTX), trực tiếp giải quyết việc làm cho 33.000 người lao động.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã