Học tập đạo đức HCM

Làng và nghề của làng

Chủ nhật - 15/07/2018 22:47
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, tổ chức tại Bắc Giang mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý, tuy là sản phẩm của địa phương nhưng phải được gia tăng giá trị lên tầm quốc gia, toàn cầu.

Làng và nghề của làng

Làm miến ở làng Cự Đà.

Chủ thể thực hiện là hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ về chính sách. Đáng chú ý, Phó Thủ tướng cho rằng, chương trình này có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc.

Chính quyền không thể áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, mà phải phát huy sáng tạo của người dân trong nền kinh tế thị trường; gắn sao đánh giá chất lượng sản phẩm phải là “gắn sao trong lòng dân”- theo Phó Thủ tướng  Vương Đình Huệ.

Đã từ lâu vấn đề làng nghề giữ hay bỏ, làng nghề thực sự chuyên về nghề truyền thống hay là nghề mới. Làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Người làng nghề chán nghề... đã được nói tới. Trong quá khứ, đất nước hình thành từ những ngôi làng. Có phép vua thì cũng có lệ làng. Kể cả sau này khi đô thị hóa rất mạnh mẽ thì người ở phố vẫn yêu làng, vẫn tìm về làng để cởi bỏ sự u ẩn trong lòng. Nhưng làng nay cũng biến đổi mạnh lắm.

Hiện không còn nhiều những ngôi làng cổ. Đáng tiếc là chưa có được một chủ trương rõ ràng, một quyết sách đúng để bảo tồn những ngôi làng ấy. Mà muốn bảo tồn nó thì phải được chính người làng đồng thuận. Cũng vì không có sự đồng thuận nên làng ngày nay rất “xôi đỗ”. Kiến trúc tạp nham làm biến dạng bộ mặt của làng. Lại có làng (Cự Đà chẳng hạn), do chính quyền cấm đập cũ xây mới nên ban đêm người dân đã hò nhau xây dựng ầm ầm. Sáng ngày ra, làng khác hẳn, như một đại công trường. Lại cũng có làng (có thể lấy ví dụ từ làng cổ Đường Lâm), có lúc người dân còn định trả lại Nhà nước danh hiệu làng cổ.

Vì sao vậy? Thật đơn giản vì rằng cuộc sống đi về phía trước rất gấp gáp, trong khi người dân lại không được hưởng lợi từ những gì mình phải giữ gìn (người Đường Lâm gọi đó là “bụi quá khứ”- chỉ mọt gỗ rơi từ xà nhà xuống). Phải làm cho ngôi làng trở thành “sinh kế” cho cư dân của làng chứ không chỉ là chỗ để người nơi khác đến tìm lại quá khứ. Chỉ có như vậy người ta mới yêu làng, mới gìn giữ làng.

Điều này liên quan rất chặt chẽ tới việc nghề của làng.

Đất nước có bao nhiêu làng thì cũng có bấy nhiêu nghề. Nghề cũ có, nghề mới có. Danh hiệu “làng nghề” được trao cho rất nhiều làng. Nhưng tới  nay, trong sự tăng tốc kinh tế phát triển gấp gáp thì hình như nghề của làng không đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống.

Lớp trẻ ít gắn bó với làng lại càng ít theo nghề ông cha để lại. Mà cha anh họ cũng không mặn mà khuyên bảo, dạy dỗ con nối nghiệp, vì thu nhập thấp quá, hàng làm ra không bán được nên nhà nhà đều muốn đầu tư cho con “lên phố” ly hương cùng với ly nông, bỏ nghề. Sự lựa chọn ấy là một thực tế, không thể ép buộc được.

Làng Mái, nơi làm tranh Đông Hồ nức tiếng, vậy mà tới nay về làng nào thấy tranh pheo gì, khuôn để in tranh thất tán chẳng còn được bao nhiêu. Hộ gia đình “truyền thống nhất” về làm tranh thì cũng sắp “thất truyền”.

Một điều nữa cũng rất đáng nói đó là không ít nơi người ta đã làm hỏng nghề truyền thống. Có làng làm miến dong, thì nay cũng trộn gạo, sợi miến bở lại chuyển sang vị khác. Họ làm thế là vì không kiên trì nổi với bột dong vừa khó kiếm giá lại cao, mà trộn bột gạo cho rẻ. Lại cũng có làng thấy người làng khác đục đẽo giỏi thì cũng mua gỗ công nghiệp về, làm hàng “nhái”. Sự cạnh tranh không lành mạnh, làm giả làm nhái đã dần dà giết chết sản phẩm chất lượng.

Cũng cần phải nói rằng, nhiều làng nghề còn hoạt động hiện nay cũng gặp vấn nạn, đó là ô nhiễm. Ô nhiễm như một bệnh nan y của làng nghề. Các cống rãnh đen ngòm. Rác chất thành đống. Không khí nặng mùi. Nếu cứ tiếp diễn mãi tình trạng đó thì làng nghề rất khó tồn tại.

Mỗi làng mỗi nghề, mỗi sản phẩm có dấu ấn riêng, ai cũng muốn điều đó nhưng thực hiện không hề dễ.

Vì vậy, việc Chính phủ “xới” lại vấn đề này là điều rất đáng hoan nghênh. Nhắc lại, vào tháng 5-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, triển khai trên phạm vi cả nước. Đây là một giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình nhắm tới phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị.

Theo cơ quan chức năng, cả nước có tới hơn 5.000 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, thuộc 5 nhóm sản phẩm, trong đó nhóm thực phẩm có hơn 2.500 sản phẩm, hơn 1.000 sản phẩm đồ uống, 230 sản phẩm thảo dược, gần 600 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch nông thôn. Nếu như những sản phẩm ấy được từng làng từng xã phát huy thì cũng chính là một trong những giải pháp tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới.

Trước nạn sạt lở đất diễn ra dữ dội tại đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng được bản đồ các điểm sạt lở, cảnh báo cho người dân và chính quyền địa phương. Trên tinh thần đó, nếu Bộ này tiếp tục lập ra được “chỉ dẫn địa lý” về các làng nghề, để người dân và cả chính quyền vừa tự hào lại vừa thấy rõ trách nhiệm của mình- thì thật quý. Và cũng mong rằng, “chỉ dẫn địa lý sản phẩm làng nghề” ấy ngày một nối dài thêm chứ không phải là rút bớt đi. 

Miên Thảo/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập389
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,402
  • Tổng lượt truy cập92,040,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây