Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp hữu cơ sinh học - giải pháp phát triển bền vững

Thứ tư - 04/05/2016 20:50
Trong những năm gần đây, vai trò nông nghiệp hữu cơ sinh học (HC-SH) trong canh tác nông nghiệp được các nhà khoa học quan tâm, tìm giải pháp ứng dụng vào lĩnh vực trồng trọt. Một xu hướng sản xuất nhằm góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Sản phẩm cây trồng canh tác theo phương pháp hữu cơ-sinh học.

* Nông nghiệp HC-SH

Trong bối cảnh hiện nay toàn xã hội đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nông nghiệp đáp ứng an toàn về vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) để đảm bảo sức khỏe cho con người, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng sinh học, giảm sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chính là phương thức canh tác thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản theo hướng phát triển ổn định bền vững.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta đã có từ lâu đời, mang tính chất sản xuất tự nhiên, truyền thống. Tuy nhiên, sau một giai đoạn sản xuất nông nghiệp phát triển, chạy theo tăng năng suất, nhưng sau đó bộc lộ những hệ lụy yếu kém về mặt chất lượng. Một số sản phẩm không đạt yêu cầu VSATTP, chưa tạo được tâm lý an tâm cho người tiêu dùng. Trước thực trạng đáng lo ngại đó, ý kiến các nhà khoa học cho rằng, muốn xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam an toàn, phát triển ổn định bền vững, vừa đáp ứng yêu cầu tăng năng suất, sản lượng, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm ATVSTP, bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa tác động biến đổi khí hậu (BĐKH), đó chính là con đường xây dựng nền nông nghiệp HC-SH.

Theo Thạc sĩ Lê Thanh Tùng, cán bộ Cục Trồng trọt, trong trồng trọt nguồn cung phân hữu cơ trong tự nhiên rất dồi dào. Vật liệu làm phân hữu cơ từ chất phế thải nông nghiệp như rơm rạ, thân bắp, khoai mì, các loại đậu, cỏ, lá khô rụng... Sau mỗi mùa vụ có thể cày vùi vật liệu này phủ vào đất để tăng nguồn hữu cơ cho đất, tăng độ tơi xốp của đất, tăng khả năng hấp phụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ của đất cung cấp cho cây trồng. Nông nghiệp hữu cơ làm tăng độ phì và tính chất đất, bổ sung và hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, tăng khả năng giữ nước, giữ phân và cung cấp thường xuyên các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Chất hữu cơ trong đất còn cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm đất và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất.

 

Ngày nay sử dụng phân hữu cơ đã được xử lý bằng công nghệ sinh học đảm bảo chất lượng cao cho cây trồng, an toàn cho người bón phân và sử dụng nông sản. Bên cạnh đó, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vai trò sinh học đã đưa ra nhiều giải pháp canh tác thực hiện đa dạng sinh học, trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, nhằm giảm nguy cơ mất mùa; thực hiện luân canh, xen canh; lai tạo giống mới để đạt năng suất cao hơn; trồng những loại cây, hoa có hương vị xua đuổi làm giảm côn trùng gây hại; dùng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh. Các biện pháp sinh học đóng vai trò cốt lõi trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại IPM và biện pháp này đã chứng minh hiệu quả qua thực tiễn sản xuất nông nghiệp nước ta.

* Nông sản hữu cơ, an toàn, bền vững…

Theo Cục Trồng trọt, trong 10 năm qua ở nước ta đã xuất hiện một số mô hình điển hình đi tiên phong sản xuất nông nghiệp hữu cơ như: Sản xuất gạo thơm Hoa Sữa của Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất Viễn Phú tại xã Khánh An, huyện U Minh ở Cà Mau; mô hình rau hữu cơ của anh Nguyễn Bá Hùng tại TP Đà Lạt đã chứng minh tính ưu việt các loại rau hữu cơ đưa ra thị trường; mô hình chè GAP và hữu cơ ở tỉnh Lâm Đồng đã chứng minh được sản phẩm chè hữu cơ sạch, an toàn; mô hình cam sành đặc sản ở Hàm Yên, Tuyên Quang đã khẳng định trái cây hữu cơ ở miền núi phía Bắc...

Vào giữa tháng 4 vừa qua, tại Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành-Tập đoàn Lộc Trời (An Giang), đại diện nông dân sản xuất giỏi ở một số địa phương ở các tỉnh ĐBSCL được tổ chức về tham quan, những sản phẩm cây trồng như lúa, bắp, rau màu…ứng dụng nông nghiệp HC-SH và được cán bộ kỹ thuật nông nghiệp giới thiệu về các biện pháp canh tác quản lý dịch hại mới, giúp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường mà vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm an toàn.

Theo Tập đoàn Lộc Trời, để chủ động đưa các giải pháp HC-SH vào sản xuất nông nghiệp, từ tháng 7-2014 Trung tâm nghiên cứu và sản xuất sản phẩm sinh học đã đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm Trichoderma sử dụng trên lúa, rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp; các chế phẩm phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu sinh học và nhiều loại chế phẩm sinh học trong bộ sản phẩm dinh dưỡng HC-SH cải tạo đất, chế phẩm vi sinh bảo vệ cây trồng. Bên cạnh đó, tại Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhà máy sản xuất phân HC-SH An Thịnh Điền đang được xây dựng, với công suất 6.500 tấn/năm nhằm đáp ứng một phần nhu cầu phân HC-SH ở Hậu Giang và các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSCL.

Đa số ý kiến các nhà chuyên môn cho rằng, với những kinh nghiệm lâu đời của nông dân ta đã tích lũy được cùng với nguồn tài nguyên dồi dào để chế biến các loại phân hữu cơ, thuốc sinh học thì nước ta hoàn toàn có thể sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hội nhập quốc tế.

PGS Tiến sĩ Phạm Văn Kim, Nguyên Trưởng Bộ môn BVTV, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ, nhận xét: Hiện nay chúng ta đang sử dụng quá nhiều thuốc BVTV hóa học trên đồng ruộng. Đây là biện pháp rất hiệu quả nhưng gây ô nhiễm môi trường, mắc tiền, không bền vững. Do đó cần đưa các biện pháp sinh học vào sản xuất để sửa chữa các khuyết điểm nầy. Nhưng các biện pháp sinh học chỉ có hiệu quả khi sử dụng trên diện tích đủ rộng. Vì vậy với các công cụ biện pháp sinh học đã có, có thể viết ra qui trình ứng dụng vào bảo vệ ruộng lúa hoặc hoa màu. Các công cụ nầy sẽ hữu dụng, thành công nếu chương trình IPM được tái khởi động.

Nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng, môi trường bằng những giải pháp canh tác HC-SH để tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng an toàn và giá trị, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, giúp nông dân tăng thu nhập một cách bền vững; đồng thời cải thiện, góp phần khôi phục hệ sinh thái nông nghiệp, bảo vệ môi trường tự nhiên. Đó là hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.

 

 
(Nguồn tin:Báo Cần Thơ)  
 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm209
  • Hôm nay28,652
  • Tháng hiện tại803,930
  • Tổng lượt truy cập91,977,659
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây