Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap là hướng đi tất yếu trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm rau sạch của người dân ngày càng khắt khe, yêu cầu sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và tốt cho sức khỏe. Đây là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Quảng Nam và Đà Nẵng trong vài năm qua, khi mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động. Hơn thế nữa, xu thế này đang nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của người nông dân do những lợi ích về môi trường và xã hội.
Nghiên cứu nhằm phát triển mô hình khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất rau của nông hộ tại 2 địa phương Quảng Nam và Đà nẵng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 9 nhân tố, bao gồm: giao tiếp, nhận thức lợi ích, nhận thức rủi ro, nhận thức môi trường, nhận thức khả năng tiếp cận chính sách, nhận thức cung càu, nhận thức tính dễ sử dụng; chuẩn mực chủ quan và nhân tố kiểm soát hành vi.
Qua phỏng vấn sâu những nông dân tham gia tập huấn, nhân tố giao tiếp, hay có thể hiểu là sự trao đổi thông tin về quá trình trình sản xuất, xuất hiện rất ít trong mối quan hệ giữa nông hộ với cán bộ khuyến nông. Trong khi đó, giữa các nông hộ thường xuyên có sự trao đổi về giá cả, phương pháp áp dụng hay những khó khăn khi áp dụng quy trình VietGao vào sản xuất. Đây là yếu tố cần chú ý bởi thực tế hiện nay, lực lượng khuyến nông xã hay huyện rất mỏng, không đủ để tiếp cận với các hộ nông dân.
Khi người nông dân nhận thức được những lợi ích thu được từ quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, đặc biệt là tăng thu nhập và cải thiện sức khỏe, họ sẽ tăng cường vận dụng các sáng kiến về nông nghiệp.
Giảm bớt rủi ro là một trong những yếu tố hấp dẫn nông dân quan tâm đến VietGap. Sản phẩm dễ tìm được đầu ra hơn, tăng giá bán khi mang thương hiệu VietGap. Thực tế, người tiêu dùng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình thức quảng bá của chính quyền. Người nông dân Quảng Nam, Đà Nẵng đã nhận thức được vấn đề này và chủ động tham gia các buổi tập huấn.
Yếu tố nhận thức về tính dễ sử dụng được định nghĩa là cá nhân dễ dàng áp dụng các tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất rau. Hầu hết các hộ được phỏng vấn đề cho rằng, việc ghi chép nhật ký, sổ sách hàng ngày khó khăn hơn nhiều so với thực hiện kỹ thuật. Do đặc thù nghề nông cộng với việc buôn bán khó khăn nên người dân không quan tâm đến vấn đề này. Về tiếp cận chính sách, đa số các hộ đều biết về những hỗ trợ của Nhà nước về vốn, phân, giống và khoa học kỹ thuật. Tuy vậy, việc tiếp cận các hỗ trợ này khó khăn hay dễ dàng tùy theo từng địa phương và năng lực đáp ứng các điều kiện của người nông dân.
Một số yếu tố khác mang tính cá nhân tác động đến ý định quyết dịnh áp dụng VietGap như quan điểm của của người nông dân về các áp lực xã hội, đặc biệt là người thân khi thực hiện; nhận thức về việc sẵn có các nguồn lực càn thiết, kiến thức và có cơ hội để áp dụng VietGap trong sản xuất rau an toàn.
Ngoài 9 nhân tố ban đầu, kết quả nghiên cứu còn phát hiện thêm nhân tố “nhận thức cung cầu” cũng có ảnh hưởng dến việc ra quyết định. Ngoài ra người dân cũng quan tâm đến “rủi ro thương hiệu” và “nhận thức lợi ích sức khỏe của người sản xuất”. Theo các nhà khoa học, các địa bàn khác nhau có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường khác nhau có thể sẽ có sự khác biệt. Nghiên cứu này mới dừng ở việc xác định các yếu tố và cần tiếp tục các nghiên cứu cao hơn nhằm phát triển thang đo cho từng thành phần khái niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Theo K.Ly/baotainguyenmoitruong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã