Học tập đạo đức HCM

CHƯƠNG TRÌNH MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM Phát triển lợi ích địa phương theo chuỗi giá trị

Thứ ba - 12/12/2017 02:42
Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2016 từ Tổng cục Thống kê, cả nước có gần 70% dân số sống ở nông thôn trong tổng số 94 triệu dân. Dự báo đến năm 2030, dân số nước ta sẽ là 104 triệu người.

Thống kê cũng cho thấy ở 9.000 xã, 80.000 thôn ở nông thôn có 16 triệu hộ nông dân và 1 triệu hộ ở thành thị tham gia hoạt động nông lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản. Đó là một lực lượng xã hội to lớn còn chi phối lâu dài đến đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa ở nước ta.

Chị Giàng Thị Bố, 37 tuổi, người Mông ở bản Mống Vàng, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đang thêu váy.
Chị Giàng Thị Bố, 37 tuổi, người Mông ở bản Mống Vàng, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đang thêu váy.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Hùng, Văn phòng Quốc hội, các làng nghề ở miền Bắc chiếm tỉ lệ lớn: 60%, tập trung ở đồng bằng sông Hồng, ở miền Trung khoảng 23,6%, ở miền Nam chiếm 14%. Các làng nghề được phân chia ra: thủ công mỹ nghệ (37%); dệt, nhuộm, thuộc da (5%); vật liệu xây dựng (3%), tái chế chất thải (1%); chế biến lương thực, thực phẩm (24%); gia công cơ khí (4%); chăn nuôi, giết mổ… (1%); các nghề khác (25%). Thu nhập của làng nghề gấp từ hai lần đến năm lần so với làng thuần nông.

Kinh tế tư nhân đóng góp 43% GDP. Trong nửa triệu doanh nghiệp cả nước có gần 97% là doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế tư nhân, trong đó có làng nghề là chìa khóa vàng tăng trưởng, là đòn bẩy kinh tế. Đó là lực lượng vật chất xã hội rất quan trọng, là tài sản vô cùng quý báu và trường tồn của quốc gia.

Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn tăng lên với tốc độ bình quân 8,8%/năm - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng tăng lên; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của làng nghề khoảng 15%/năm. Hiện nay, cùng với các cơ sở công nghiệp và dịch vụ nông thôn, làng nghề thu hút khoảng 11 triệu lao động phi nông nghiệp.

Theo thống kê chính thức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 5.411 làng nghề; trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Các hoạt động ngành nghề nông thôn tại các làng nghề trong cả nước tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (2.886 làng nghề, chiếm 53,3%).

Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp đang dần được khôi phục và phát triển. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chủ lực của làng nghề, từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 12% mỗi năm, cá biệt có năm đạt tới từ 17% đến 18%. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỉ USD. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng đạt 6% mỗi năm và là ngành mang lại giá trị gia tăng cao, gần 70%.

Đề án Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 tập trung vào sáu nhóm, bao gồm:

1. Thực phẩm: nông sản tươi sống (rau, quả tươi); mật ong; sản phẩm thô và sơ chế; thực phẩm tiện lợi (đồ ăn nhanh, tương ớt, nước mắm…); chế biến từ rau, quả, thịt, trứng, sữa, thủy sản, gạo, ngũ cốc.

2. Đồ uống: đồ uống có cồn (rượu ngâm ủ, chưng cất, rượu vang…); đồ uống không cồn (trà, nước trái cây, trà thảo dược, bột quả, bột gừng, sữa đậu nành, sản phẩm lên men…)

3. Thảo dược: thuốc y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm từ thảo dược, chế phẩm xua đuổi/diệt trừ côn trùng…

4. Vải và may mặc: các sản phẩm từ bông, sợi.

5. Lưu niệm - nội thất - trang trí: các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may… làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, đồ nội thất, đồ trang trí các tòa nhà…

6. Dịch vụ nông thôn - bán hàng: các sản phẩm phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, học tập, nghiên cứu…

Chị Hà Thị Lỳ, 46 tuổi, người Tày ở xóm U Quan, xã Mường Chiềng,huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình làm nghề dệt thổ cẩm từ hơn 20 năm nay.
Chị Hà Thị Lỳ, 46 tuổi, người Tày ở xóm U Quan, xã Mường Chiềng,huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình làm nghề dệt thổ cẩm từ hơn 20 năm nay.

Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân thực hiện.

Tổng hợp số liệu điều tra từ 61/63 tỉnh, thành phố, hiện nay cả nước đang có 5.861 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình (có đăng ký kinh doanh) tổ chức sản xuất 4.690 sản phẩm lợi thế thuộc sáu nhóm sản phẩm. Trong đó, nhóm thực phẩm có 2.493 sản phẩm, nhóm đồ uống có 1.037 sản phẩm, nhóm thảo dược có 227 sản phẩm, nhóm vải và may mặc có 185 sản phẩm, nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí có 565 sản phẩm, nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 183 sản phẩm. Đặc biệt, có 954 sản phẩm đã có đăng ký công bố chất lượng, chiếm 20,3%; 581 sản phẩm đã có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, chiếm 12,4%.

Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng, dư địa để phát triển và thương mại hóa nếu được chú trọng đầu tư và được chỉ đạo tổ chức thực hiện cụ thể một cách bài bản, thống nhất, góp phần tạo chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân một cách bền vững.

Đỗ Quang Tuấn Hoàng/nongthonviet.com

 Tags: dân số

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm186
  • Hôm nay33,108
  • Tháng hiện tại874,309
  • Tổng lượt truy cập93,251,973
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây