Còn nhiều rào cản
Thống kê của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho thấy, xuất phát từ nhu cầu thị trường, không chỉ hội viên của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại trên cả nước đã nắm bắt cơ hội đầu tư, mở rộng hợp tác để hình thành nhiều mô hình sản xuất sản phẩm hữu cơ. Trong đó, có thể kể đến các doanh nghiệp đã giới thiệu thành công sản phẩm ra thị trường như các công ty: Viễn Phú, Organic Đà Lạt, Hiệp Nguyên, Vinamilk... Ngoài ra, tại một số tỉnh thành, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một trong những nội dung quan trọng khi xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Cụ thể, diện tích canh tác, nuôi trồng hữu cơ ở Việt Nam trong 5 năm (từ 2010-2015) đã tăng 3,6 lần, từ 19.000ha lên hơn 76.000ha. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp tham gia ngành thực phẩm hữu cơ cũng gia tăng, không chỉ mở rộng lĩnh vực sản xuất mà còn chuyển sang phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên doanh... Đơn cử, sau hàng chục năm theo đuổi mô hình nông nghiệp hữu cơ, đến nay Công ty cổ phần Vinamit đã phát triển và cung ứng rau, trái cây Organic ra thị trường thông qua các kênh phân phối hiện đại. Còn Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã khánh thành và đưa vào hoạt động trang trại bò sữa Organic tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, với quy trình từ con giống đến sản xuất sữa phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn “3 không”: Không thuốc trừ sâu, không dư lượng kháng sinh, không sử dụng hoóc-môn tăng trưởng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Trồng trọt - xuất khẩu nông sản Hiệp Nguyên, cho biết, tính đến nay các dòng sản phẩm Organic chủ yếu sản xuất để xuất khẩu, còn số lượng phục vụ thị trường nội địa rất hạn chế vì giá thành sản phẩm còn cao so với thu nhập bình quân của người dân.
Nhà bán lẻ “bắt tay” doanh nghiệp
Hiện nay, Liên hiệp Hợp tác xã TPHCM (Saigon Co.op) đã tung ra thị trường các sản phẩm Co.op Organic như gạo Jasmine, Japonica; dưa leo, bí đao, cà chua…; cải ngọt, cải xanh, rau muống…; phi-lê cá basa và tôm sú. Ngoài ra, Saigon Co.op đang tiếp tục tìm kiếm, mở rộng cơ hội đầu tư, nhân rộng điểm bán và phát triển phong phú thêm danh mục sản phẩm hữu cơ theo nhu cầu của thị trường. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà cung ứng, hướng tới trở thành đơn vị dẫn đầu trong chuỗi sản xuất - chế biến - phân phối - tiêu dùng sản phẩm Organic.
Mặc khác, để quảng bá, tiếp thị các dòng sản phẩm Organic, Saigon Co.op còn thiết kế quầy kệ riêng trưng bày hàng hóa và tổ chức chương trình “Co.op Organic Cooking Show” để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết mục đích của chương trình này nhằm thiết thực mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nông sản chất lượng cao, trải nghiệm thực tế, tiếp xúc và chia sẻ với những chuyên gia ẩm thực hàng đầu... Song song với việc cung cấp thông tin về các dòng sản phẩm Organic, Co.op Organic Cooking Show còn chú trọng tiếp thị một số mặt hàng hóa phẩm được sản xuất trong nước.
Chia sẻ về việc Công ty cổ phần Vinamit ký kết hợp tác và trở thành đối tác cung ứng thực phẩm Organic cho Saigon Co.op, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Vinamit, cho rằng sự hợp tác giữa 2 đơn vị sẽ tạo nên sức mạnh liên kết và thúc đẩy đưa sản phẩm hữu cơ nội địa đến với người tiêu dùng, cũng như tăng cường quảng bá cho dòng sản phẩm này. Thông qua đó, tăng cường các kênh tuyên truyền, giới thiệu để người tiêu dùng nhận thức đầy đủ về sản phẩm hữu cơ, khuyến khích nhiều đơn vị sản xuất tham gia vào phân khúc thị trường này, hướng đến xây dựng “lối sống hữu cơ” và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Trước nhu cầu thiết yếu của thị trường cũng như đánh giá cao tiềm năng phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ trong tương lai gần, nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị tại TPHCM đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư mạnh mẽ vào phân khúc thị trường sản phẩm Organnic. Với sự tham gia tích cực của các nhà bán lẻ nội địa vào phân khúc này đã góp phần đem lại giá trị thực sự tốt nhất cho khách hàng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chị Bích Thuận, cư ngụ quận 2, TPHCM, cho biết gia đình có người già và trẻ con nên thường ưu tiên mua sắm thực phẩm sạch và để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị... trên địa bàn thành phố, hầu hết đều kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và trưng bày theo từng khu vực riêng như hàng bình ổn thị trường, hàng Organnic... đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chọn lựa hàng hóa theo nhu cầu và mức thu nhập. Riêng các dòng sản phẩm Organnic giá vẫn còn cao, nhưng chất lượng đảm bảo, đặc biệt là mặt hàng rau, củ, quả...
Còn chuyên gia ẩm thực Cẩm Vân cho hay, chỉ cần với những nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm, kể cả những sản phẩm Organnic thông thường như bầu, bí, các loại rau lá hay thịt heo, cá các loại... cũng có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon cho bữa cơm gia đình và đảm bảo chất dinh dưỡng. Trong đó, có thể kể đến các món: cá trê vàng kho tộ, bầu dồn thịt heo bầm, đậu bắp sốt cà chua...
Thống kê của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho thấy, xuất phát từ nhu cầu thị trường, không chỉ hội viên của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại trên cả nước đã nắm bắt cơ hội đầu tư, mở rộng hợp tác để hình thành nhiều mô hình sản xuất sản phẩm hữu cơ. Trong đó, có thể kể đến các doanh nghiệp đã giới thiệu thành công sản phẩm ra thị trường như các công ty: Viễn Phú, Organic Đà Lạt, Hiệp Nguyên, Vinamilk... Ngoài ra, tại một số tỉnh thành, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã trở thành một trong những nội dung quan trọng khi xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Cụ thể, diện tích canh tác, nuôi trồng hữu cơ ở Việt Nam trong 5 năm (từ 2010-2015) đã tăng 3,6 lần, từ 19.000ha lên hơn 76.000ha. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp tham gia ngành thực phẩm hữu cơ cũng gia tăng, không chỉ mở rộng lĩnh vực sản xuất mà còn chuyển sang phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên doanh... Đơn cử, sau hàng chục năm theo đuổi mô hình nông nghiệp hữu cơ, đến nay Công ty cổ phần Vinamit đã phát triển và cung ứng rau, trái cây Organic ra thị trường thông qua các kênh phân phối hiện đại. Còn Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã khánh thành và đưa vào hoạt động trang trại bò sữa Organic tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, với quy trình từ con giống đến sản xuất sữa phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn “3 không”: Không thuốc trừ sâu, không dư lượng kháng sinh, không sử dụng hoóc-môn tăng trưởng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Trồng trọt - xuất khẩu nông sản Hiệp Nguyên, cho biết, tính đến nay các dòng sản phẩm Organic chủ yếu sản xuất để xuất khẩu, còn số lượng phục vụ thị trường nội địa rất hạn chế vì giá thành sản phẩm còn cao so với thu nhập bình quân của người dân.
Nhà bán lẻ “bắt tay” doanh nghiệp
Hiện nay, Liên hiệp Hợp tác xã TPHCM (Saigon Co.op) đã tung ra thị trường các sản phẩm Co.op Organic như gạo Jasmine, Japonica; dưa leo, bí đao, cà chua…; cải ngọt, cải xanh, rau muống…; phi-lê cá basa và tôm sú. Ngoài ra, Saigon Co.op đang tiếp tục tìm kiếm, mở rộng cơ hội đầu tư, nhân rộng điểm bán và phát triển phong phú thêm danh mục sản phẩm hữu cơ theo nhu cầu của thị trường. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà cung ứng, hướng tới trở thành đơn vị dẫn đầu trong chuỗi sản xuất - chế biến - phân phối - tiêu dùng sản phẩm Organic.
Mặc khác, để quảng bá, tiếp thị các dòng sản phẩm Organic, Saigon Co.op còn thiết kế quầy kệ riêng trưng bày hàng hóa và tổ chức chương trình “Co.op Organic Cooking Show” để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Ông Phạm Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết mục đích của chương trình này nhằm thiết thực mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm nông sản chất lượng cao, trải nghiệm thực tế, tiếp xúc và chia sẻ với những chuyên gia ẩm thực hàng đầu... Song song với việc cung cấp thông tin về các dòng sản phẩm Organic, Co.op Organic Cooking Show còn chú trọng tiếp thị một số mặt hàng hóa phẩm được sản xuất trong nước.
Chia sẻ về việc Công ty cổ phần Vinamit ký kết hợp tác và trở thành đối tác cung ứng thực phẩm Organic cho Saigon Co.op, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Vinamit, cho rằng sự hợp tác giữa 2 đơn vị sẽ tạo nên sức mạnh liên kết và thúc đẩy đưa sản phẩm hữu cơ nội địa đến với người tiêu dùng, cũng như tăng cường quảng bá cho dòng sản phẩm này. Thông qua đó, tăng cường các kênh tuyên truyền, giới thiệu để người tiêu dùng nhận thức đầy đủ về sản phẩm hữu cơ, khuyến khích nhiều đơn vị sản xuất tham gia vào phân khúc thị trường này, hướng đến xây dựng “lối sống hữu cơ” và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Trước nhu cầu thiết yếu của thị trường cũng như đánh giá cao tiềm năng phát triển của ngành thực phẩm hữu cơ trong tương lai gần, nhiều trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị tại TPHCM đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư mạnh mẽ vào phân khúc thị trường sản phẩm Organnic. Với sự tham gia tích cực của các nhà bán lẻ nội địa vào phân khúc này đã góp phần đem lại giá trị thực sự tốt nhất cho khách hàng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chị Bích Thuận, cư ngụ quận 2, TPHCM, cho biết gia đình có người già và trẻ con nên thường ưu tiên mua sắm thực phẩm sạch và để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị... trên địa bàn thành phố, hầu hết đều kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và trưng bày theo từng khu vực riêng như hàng bình ổn thị trường, hàng Organnic... đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chọn lựa hàng hóa theo nhu cầu và mức thu nhập. Riêng các dòng sản phẩm Organnic giá vẫn còn cao, nhưng chất lượng đảm bảo, đặc biệt là mặt hàng rau, củ, quả...
Còn chuyên gia ẩm thực Cẩm Vân cho hay, chỉ cần với những nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm, kể cả những sản phẩm Organnic thông thường như bầu, bí, các loại rau lá hay thịt heo, cá các loại... cũng có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon cho bữa cơm gia đình và đảm bảo chất dinh dưỡng. Trong đó, có thể kể đến các món: cá trê vàng kho tộ, bầu dồn thịt heo bầm, đậu bắp sốt cà chua...
Một số chuyên gia phân tích, hiện nay trong nước chưa có cơ quan, tổ chức nào có thể cấp chứng nhận sản phẩm Organic cho các đơn vị sản xuất kinh doanh; trong khi việc tiếp cận chứng nhận chất lượng từ các tổ chức quốc tế uy tín đòi hỏi chi phí, nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó để có được chứng nhận canh tác, chế biến và nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Chính những điều này là rào cản lớn khi sản phẩm Organic tìm đường ra thị trường để tạo niềm tin và khả năng thu hút người tiêu dùng, mặc dù phân khúc thị trường sản phẩm hữu cơ được xác định đầy tiềm năng.
Theo Gia Phúc/sggp.org.vn