Học tập đạo đức HCM

Chế biến sứa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Chủ nhật - 25/04/2021 09:30
Với sự đầu tư bài bản cùng những bí quyết riêng có trong quá trình sản xuất, cơ sở chế biến Hương Quê (xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã chế biến sứa biển thành món ngon “khó cưỡng”.
92d3180559t91883l0

Sau khi ngâm muối, sứa được rửa sạch để không còn vị mặn.

Sứa là loài nhuyễn thể thường xuất hiện tại vùng biển từ khoảng tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hằng năm với giá thành rất rẻ, khoảng 1 triệu đồng/tấn. Vùng biển Xuân Liên xa mạch nước ngọt nên con sứa to và già - yếu tố tiên quyết cho việc chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao.

Mặc dù có thâm niên hơn 20 năm làm nghề với bí quyết chế biến sứa ăn liền có hương vị thơm ngon nhưng sản phẩm của gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt (thôn Lâm Hải Hoa, xã Xuân Liên) vẫn chưa được gắn thương hiệu để “vươn ra biển lớn”.

Bởi vậy, sau nhiều trăn trở, ông Hoạt đã quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng lắp đặt nhà xưởng, xây 40 bể muối sứa bằng xi măng, lát gạch men (kích thước dài 3m, rộng 2m, cao 0,8m); mua máy cắt, máy quay, máy đóng gói sứa thành phẩm...

92d3185301t67823l0

Cân đong và đóng gói sản phẩm sứa ăn liền.

Sau khi hoàn thành lắp đặt trang thiết bị, đầu năm 2021, cơ sở sản xuất Hương Quê của gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt bắt tay nâng tầm thương hiệu.

Để sản phẩm đạt chất lượng tốt, theo ông Hoạt, nguyên liệu phải thật tươi, không dính cát, bởi quá trình chế biến không thể loại bỏ cát ra khỏi sản phẩm.

Sứa sau khi được làm sạch và loại bỏ hết nội tạng được đưa vào máy cắt, cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp đó, dùng máy làm sạch nhớt trong 9 tiếng đồng hồ. Sau khi loại bỏ các loại tạp chất, sứa được cho vào bể muối theo tỷ lệ 1 tấn sứa, 1 tạ muối và 1kg phèn chua trong thời gian 10 ngày.

128d6072054t71860l0

Sứa ăn liền được đóng gói trong túi ni lông hoặc hộp nhựa, trọng lượng 0,5kg.

Theo ông Hoạt, muối trắng có tác dụng làm chín sứa và bảo quản được lâu còn phèn chua làm sứa bóng, bắt mắt hơn. Sau 10 ngày muối, sứa được vớt ra khỏi bể và ngâm nước lạnh trong khoảng 5 tiếng để hãm vị mặn và tẩm ướp các loại gia vị như: tỏi, ớt, gừng... và đóng gói thành phẩm.

Sản phẩm sứa ăn liền của cơ sở Hương Quê sạch váng, có mùi vị tự nhiên của sứa, giòn dai không nhũn nát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Được biết, trong quá trình chế biến các sản phẩm này, cơ sở sản xuất không bỏ chất phụ gia để đảm bảo hương vị tự nhiên. Do vậy, thời gian sử dụng cũng không quá dài mà chỉ trong vòng 45 ngày.

128d6072215t73077l0

Sứa sau khi đóng gói được đưa vào bảo quản trong tủ đá.

Sứa biển ăn liền có thể ăn cùng bún, phở, bánh đa cua hoặc làm nộm. Sản phẩm được tiêu thụ tại Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Bắc. Hiện nay, chủ cơ sở đang hướng tới xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc.

Hằng năm, cơ sở sản xuất Hương Quê thu mua từ 500 - 700 tấn sứa tươi, sản xuất được 50 - 70 tấn sứa ăn liền với giá bán ra dao động từ 1 - 1,4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí sản xuất, cơ sở này thu về từ 200 - 300 triệu đồng.

92d3195018t14977l0

Sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí OCOP 3 sao năm 2020.

Tích cực sản xuất, hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng sản phẩm OCOP, sau 3 tháng (ngày 17/12/2020), sản phẩm sứa ăn liền được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Theo ông Lê Thanh Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, do có hương vị đặc trưng nên sản phẩm sứa ăn liền của cơ sở Hương Quê rất được ưa chuộng. Đặc biệt, cơ sở này còn tạo việc làm cho 18 lao động là con em ở địa phương với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/ người/tháng.

Theo Hoài Nam/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay31,548
  • Tháng hiện tại262,252
  • Tổng lượt truy cập92,639,916
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây