Học tập đạo đức HCM

Liên kết vùng hiệu quả sẽ đưa Trung du, miền núi phía Bắc 'cất cánh'

Thứ tư - 21/04/2021 20:45
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) doPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp công bố của các tỉnh trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc cho thấy 1 bức tranh không mấy lạc quan.
Diễn đàn "Đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc" 

Diễn đàn "Đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc" do Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức tại tỉnh Phú Thọ chiều ngày 20/4.

Tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương cho biết trong nhiều năm qua, Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là một trong những vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên trong chính sách đầu tư phát triển. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010.

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 37, bộ mặt của vùng và kinh tế - xã hội của vùng đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, quy mô nền kinh tế được mở rộng, cơ cấu kinh tế cũng đã dịch chuyển theo hướng công nghiệp và dịch vụ với thủy điện, kinh tế cửa khẩu, du lịch… đang trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn.

Mặc dù vậy, đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất nước, thu nhập bình quân đầu người thấp và khoảng cách thu nhập so với cả nước đang có xu hướng rộng ra. Nơi đây cũng có nhiều người nghèo, nhiều hộ nghèo nhất nước. Các địa phương trong vùng chưa cân đối được ngân sách…

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ với 14 tỉnh, chiếm 1/3 diện tích của cả nước, là nơi sinh sống của hơn 13 triệu người nhưng đây đang là vùng trũng của phát triển.

Đáng quan ngại là vùng này đang ngày càng tụt hậu, khoảng cách giữa vùng với các vùng khác trong cả nước đã có dấu hiệu ngày càng lớn mặc dù Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới vùng. “Trong 4 đồng vốn đầu tư của Nhà nước thì có khoảng 1 đồng dành cho vùng này”, ông Vũ Tiến Lộc so sánh..

Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo xếp hạng PCI của VCCI của các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc cho thấy 1 bức tranh không mấy lạc quan khi đa số các tỉnh được xếp hạng ở nhóm khá và trung bình, có tới 5 tỉnh trong khu vực đứng trong nhóm 10 địa phương có chỉ số PCI thấp nhất cả nước.

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, cần có cơ chế hình thành các chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn công nghiệp khai thác với chế biến, chế tạo. Trong nông nghiệp, kết hợp được hài hoà giữa nông nghiệp công nghệ cao với nông nghiệp hữu cơ, đặc sản…

“Tài nguyên du lịch ở vùng ta này là vô giá, gắn với những kỳ quan thiên nhiên, các tài nguyên văn hoá lịch sử và du lịch sinh thái tâm linh. Hãy thổi hồn cho từng vùng đất và hãy kể cho đồng bào trong nước và khách du lịch thế giới những câu truyện đặc sắc của các dân tộc chúng ta. Lên núi, trở lại với cội nguồn sẽ là  trào lưu du lịch đắt giá nhất trong thế giới hiện đại”, Chủ tịch VCCI phát biểu.

Dưới góc độ địa phương, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái kiến nghị, cần có quy hoạch phát triển cho vùng này và các quy hoạch chuyên ngành quốc gia, trong đó có quy hoạch lâm nghiệp thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 để các địa phương có căn cứ thực hiện, cần gia tăng liên kết, phát triển vùng.

Còn ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang góp ý, để tăng cường liên kết và hợp tác phát triển các địa phương trong vùng và thu hút đầu tư cần sớm ban hành quy hoạch phát triển vùng là cơ sở cho việc thu hút đầu tư, hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Có cùng quan điểm, ông Vừ A Bằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, liên kết vùng là phương thức để tạo ra các mũi nhọn, các cực tăng trưởng đối với các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế của các tỉnh, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương trong tổng thể nền kinh tế.

Việc cải thiện môi trường kinh doanh cần thực chất, công khai, minh bạch và hiệu quả từ đó tạo tiền đề để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở trong nước.

“Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong Vùng nói chung, tầm nhìn, nhận thức mới, tôi tin tưởng rằng các địa phương trong Vùng kinh tế Trung du và Miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới trong phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới” – ông Vừ A Bằng bày tỏ.
Anh Minh/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay29,838
  • Tháng hiện tại805,116
  • Tổng lượt truy cập91,978,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây