Học tập đạo đức HCM

Thúc đẩy chương trình OCOP

Thứ ba - 07/09/2021 01:27
Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) được Quảng Ninh xác định là chương trình kinh tế quan trọng trong thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở giai đoạn này. Từ đó, tiếp tục khai thác thế mạnh của địa phương, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

 


Quả mơ được lựa chọn, phân loại, sơ chế kỹ lưỡng để sản xuất rượu mơ Yên Tử - một trong những sản phẩm OCOP được xếp hạng 5 sao.

Ngay đầu giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) OCOP tỉnh với quy chế làm việc cụ thể, kiện toàn đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu, giúp việc. Bên cạnh đó, BCĐ OCOP tỉnh cũng ban hành hướng dẫn thực hiện chu trình OCOP tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Tỉnh cũng đã phê duyệt đề cương, dự toán và lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng Đề án Chương trình OCOP giai đoạn này. Hiện, đơn vị tư vấn đang tiến hành khảo sát, xây dựng thuyết minh đề án, dự kiến hoàn thành trong quý III năm nay.

Cùng với đó, BCĐ OCOP tỉnh và các địa phương đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn phát triển sản phẩm mới. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 44 sản phẩm đạt yêu cầu tham gia chương trình OCOP, nâng thành 500 sản phẩm của chương trình hiện có. Thêm vào đó, 90% sản phẩm tham gia chương trình được dán tem điện tử, có mã số, mã vạch...

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song từ đầu năm đến nay, các sở, ngành, địa phương đã tổ chức một số hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường. Các hội chợ, Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, sàn thương mại điện tử uy tín tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh qua “Gian hàng Việt trực tuyến”. Sau hội nghị, 35 sản phẩm OCOP của tỉnh được bán hàng trên sàn thương mại điện tử Sendo, tiki, voso... Ngoài ra, hiện 223 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được niêm yết, giao dịch trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh.


Nhân viên Công ty TNHH MTV Newstar dán nhãn sản phẩm nước mắm sá sùng.

Xác định năm 2021 là năm tiền đề quan trọng cho giai đoạn 2021-2025, BCĐ OCOP tỉnh tiếp tục chú trọng hoàn thiện các thủ tục phê duyệt Đề án Chương trình OCOP. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân thực hiện Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từ tỉnh đến sở, ngành và địa phương rà soát lại quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung; chuyển giao ứng dụng quy trình công nghệ trong sản xuất sản phẩm OCOP, nhất là sản phẩm chủ lực, đầu tư dự án chế biến sâu, hình thành chuỗi...

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, BCĐ OCOP tỉnh tăng cường quản lý tiêu chuẩn sản phẩm theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, từ đó hướng dẫn các đơn vị sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận; xử lý những vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch... Đồng thời, nghiên cứu thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo OCOP.

Song song với đó, BCĐ OCOP tỉnh và các địa phương tổ chức các cuộc kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc ghi tem nhãn, hoạt động của các Trung tâm, điểm bán hàng OCOP; tổ chức cuộc thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và tỉnh; hoàn thiện dự án phần mềm chấm điểm đánh giá phân hạng và triển khai cuộc thi Bộ nhận diện sản phẩm OCOP tỉnh năm 2021.

Tỉnh cũng tập trung khảo sát để phát triển sản phẩm OCOP thuộc nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí, du lịch, dịch vụ cộng đồng và điểm du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa phương, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.

Ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, cho biết: Để nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, Ban đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành liên quan tổ chức sơ kết việc triển khai Nghị quyết 194/2019/NQ-HĐND, trong đó có việc hỗ trợ chương trình OCOP để kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo ưu tiên phân bổ kinh phí về xây dựng NTM để các địa phương bố trí nguồn lực hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tập trung xây dựng đề án phát triển sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng quốc gia, quy hoạch khu sản xuất tập trung, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp, HTX đầu tư vào sản xuất.

https://doanhnghiep.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=3960
Theo Minh Yến/ Quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại108,905
  • Tổng lượt truy cập92,486,569
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây