Chiều 26/5, Sở KH&CN Hà Tĩnh chủ trì tổ chức hội thảo thực trạng và giải pháp cho việc bảo hộ, khai thác và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của địa phương. Tham gia hội thảo có các chuyên gia, nhà quản lý về sở hữu trí tuệ, lĩnh vực OCOP và đại diện một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. |
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - chuyên gia Cục Sở hữu trí tuệ: Cần xác định nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm làm trung tâm để xây dựng chính sách hỗ trợ nhằm xây dựng chiến lược, thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ của cộng đồng.
Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), bước đầu Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả nhất định. Các sản phẩm sau khi tham gia chương trình OCOP đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu,...
Một số sản phẩm bước đầu đã khẳng định được thương hiệu, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận. Nhiều nhãn hiệu sản phẩm nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh. Hiện, có 4 sản phẩm (bánh đa vừng Nguyên Lâm, sứa ép Mai Dung, bánh ram Anh Thu, bánh ram Nam Chi) đã xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhiều cơ sở OCOP đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, các giải pháp về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ông Trần Mạnh Hùng - Trưởng phòng Quản lý chất lượng và công nghệ, Sở KH&CN: Cần thực hiện và khai thác tốt nhãn hiệu cộng đồng được cấp quyền sử dụng gắn với các sản phẩm OCOP của đơn vị sản xuất, kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị cho sản phẩm.
Tuy vậy, nhìn chung, hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ gắn với các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, phát triển đúng mức trong điều kiện xu thế hội nhập kinh tế của tỉnh.
Vì vậy, việc triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ hoạt động phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh là yêu cầu cấp bách hiện nay. Điều này nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho người sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Hữu Dực - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh: Cần tăng cường công tác quản lý, có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa sản phẩm OCOP.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận một số chuyên đề như: quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận cho các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý - tiếp cận từ phương pháp vòng tròn đảm bảo chất lượng; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nhãn hiệu cộng đồng gắn với các sản phẩm OCOP; vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh và giải pháp thời gian tới.
Đồng thời đại diện lãnh đạo các địa phương cũng chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm trong việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đặc sản địa phương gắn với phát triển sản phẩm OCOP.
Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Huy Trọng: Việc triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ hoạt động phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho người sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Hà Tĩnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Hội thảo khẳng định, sở hữu trí tuệ trong xây dựng và phát triển sản phẩm là vấn đề quan trọng, cốt lõi, quyết định thương hiệu và khả năng vươn xa của sản phẩm. Thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tầm quan trọng cho các cơ sở sản xuất trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ; hướng dẫn các cơ sở OCOP sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, thương hiệu cho các đặc sản Hà Tĩnh;
Tiếp tục xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm đặc trưng vùng miền để từng bước xây dựng thương hiệu OCOP có quy mô lớn; tăng cường công tác quản lý, có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa sản phẩm OCOP...
Tìm giải pháp khai thác và phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc sản, OCOP Hà Tĩnh
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;