Học tập đạo đức HCM

Canh tác lúa SRI: Làm ít, được nhiều

Thứ tư - 23/11/2016 10:34
Nhằm giúp bà con thay đổi tư duy, thói quen canh tác lúa theo phương pháp truyền thống, vụ mùa 2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bắc Kạn phối hợp với UBND xã Yên Nhuận (Chợ Đồn) triển khai mô hình canh tác lúa cải tiến SRI.

 

Mô hình được áp dụng trên quy mô 29,5ha tại 5 khu đồng thuộc 9 thôn với 157 hộ tham gia. Nếu như những vụ trước, người dân canh tác theo thói quen truyền thống như cấy mạ già, cấy mật độ dày, để nước sâu làm giảm khả năng đẻ nhánh của lúa và tiềm ẩn sâu bệnh thì cấy lúa theo SRI (trên cơ sở 5 nguyên tắc: cấy mạ khỏe, mạ non, cấy mật độ thưa, làm cỏ kết hợp sục bùn, tưới và rút nước xen kẽ, tăng cường sử dụng phân hữu cơ) đã cho thấy những hiệu quả hơn hẳn, đặc biệt là giảm sâu bệnh hại trên cây lúa. Trên cơ sở thu hoạch điểm diện tích lúa theo phương pháp SRI và phương pháp truyền thống, đánh giá tổng kết mô hình thấy, người dân giảm chi phí đầu tư hơn 4 triệu đồng/ha, năng suất tăng 6 tạ/ha.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Ma Thị Hân (thôn Bản Lanh, xã Yên Nhuận) cho biết: “Sau khi được tập huấn canh tác lúa cải tiến, thấy kỹ thuật đơn giản mà đem lại năng suất cao nên gia đình mạnh dạn đăng ký hết diện tích 6.500m2 tham gia mô hình. Trước đây, với diện tích này, phải sử dụng 30-32kg lúa giống nhưng vụ này làm theo SRI, chỉ phải gieo 18kg lúa giống, tiết kiệm 12-14 kg/vụ”.

Còn ông Trần Văn Long (thôn Bản Noỏng) hồ hởi chia sẻ: “Đối với giống lúa Bao thai thì yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chính là cây lúa bị đổ ở cuối vụ. Vụ này cấy theo kỹ thuật SRI, mặc dù bông lúa dài hơn, nhiều hạt hơn nhưng lúa lại không bị đổ, nhìn cả cánh đồng lúa trĩu bông, vàng rực, bà con ai cũng thấy vui”.

Ông Lý Văn Mười, Chủ tịch UBND xã Yên Nhuận, khẳng định: “Kỹ thuật SRI đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. UBND xã sẽ tiếp tục chỉ đạo để nhân rộng mô hình ngay từ vụ xuân 2017 bởi vì SRI làm ít mà được nhiều!”.

Có thể khẳng định, mô hình canh tác lúa cải tiến SRI không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đem lại hiệu quả xã hội rõ rệt từ việc giảm tác hại đối với môi trường, đất đai khi hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, cùng với đó là sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và bà con nông dân, đây là cơ sở để tin rằng mô hình ứng dụng kỹ thuật cải tiến sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Tác giả bài viết: Ma Thế Sơn

Nguồn tin: www.kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,697
  • Tổng lượt truy cập92,576,361
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây