Học tập đạo đức HCM

Chọn tôm giống tốt – yếu tố quan trọng cho vụ nuôi thành công

Chủ nhật - 23/08/2015 02:13
Có được nguồn con giống chất lượng tại chỗ không chỉ mà là mong muốn của người nuôi, mà còn là mục tiêu ngành thủy sản Sóc Trăng hướng tới, vì chủ động được nguồn giống sẽ tạo ra tiền đề cho mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh.
 

Kiểm tra cơ sở bán tôm giống trên địa bàn Sóc Trăng.
 


Tính đến giữa tháng 8, Sóc Trăng đã thả giống tôm nuôi đạt 83,7% kế hoạch, tương đương 38.000 ha với 9,6 tỉ con giống. Đã có trên 2 tỉ con giống bị thiệt hại, tương đương 8.800 ha ao nuôi, tập trung nhiều ở huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, trong đó các diện tích thiệt hại cho thu hoạch chưa tới 10%, còn lại nông dân bị thiệt hại rất nặng về con giống và vốn đầu tư. Theo các nhà chuyên môn, con giống tốt là khởi đầu thuận lợi và quyết định đến 50% sự thành bại của vụ nuôi. Tôm giống tốt có khả năng đề kháng dịch bệnh, lớn nhanh, ít hao hụt, rút ngắn thời gian nuôi và tăng sản lượng. Vì thế người nuôi không nên tiết kiệm mua con giống rẻ, không có nguồn gốc rõ ràng, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận về sau.

Theo thống kê, mỗi năm Sóc Trăng cần khoảng 25 tỉ con giống tôm nước lợ, trong đó chỉ trên 10% con giống có nguồn gốc tại tỉnh, còn lại trên 85% nhập từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và phần lớn là các tỉnh miền Trung. Hiện chỉ có 2/61 cơ sở tôm giống trong tỉnh có điều kiện sản xuất con giống tại chỗ, còn lại chủ yếu là nhập con giống về ương dưỡng, bán lại cho nông dân. Việc nhập tôm từ nơi khác sẽ gây khó khăn trong khâu kiểm dịch, xét nghiệm để xem nguồn tôm giống có sạch bệnh, đạt chất lượng hay không. Hằng năm, các cơ quan chức năng trong tỉnh rất quan tâm đến việc kiểm tra tại các chốt kiểm dịch xe, tàu vận chuyển tôm giống nhập vào địa bàn tỉnh, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thạc sĩ Đặng Hiền Đức – Chánh thanh tra Chi cục thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Mỗi năm chi cục đều thành lập các tổ liên ngành tuần tra kiểm soát các tuyến giao thông, kiểm tra các xe tôm giống nhập vào tỉnh. Quá trình kiểm tra nếu nghi ngờ lô tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh, chúng tôi sẽ cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, nếu tôm giống không có bệnh thì mới cho tiếp tục kinh doanh, nếu tôm giống có bệnh thì sẽ xử lý theo quy định.”

Về phía người nuôi, tuy đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn con giống, nhưng với tình hình vận chuyển con giống xa, khó kiểm soát chất lượng con giống từ đầu. Có nhiều trường hợp tôm giao cho nông dân không đúng kích cỡ, độ mặn và nhiệt độ trong bao tôm không phù hợp, khiến tôm thả vào môi trường ao bị sốc nhiệt, sốc độ mặn. Ngoài ra việc vận chuyển đường xa làm ảnh hưởng sức khỏe con giống. Nếu mua tôm tại các cơ sở trong tỉnh, bà con sẽ dễ dàng đến tận nơi lựa chọn lô tôm ưng ý, chất lượng và giá cả tôm giống sẽ đảm bảo hơn, ông Mã Văn Hồng ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Con giống mua từ tỉnh ngoài về thường kích cỡ không đều, độ mặn trong bao tôm giống không phù hợp với độ mặn trong ao. Nếu như Sóc Trăng có được công ty cung cấp con giống tại địa phương thì rất thuận lợi cho người nuôi tôm.”

 

Thả giống vụ nuôi tôm chính vụ ở Sóc Trăng

Có được nguồn con giống chất lượng tại chỗ không chỉ mà là mong muốn của người nuôi, mà còn là mục tiêu ngành thủy sản Sóc Trăng hướng tới. Tuy nhiên, quy trình sản xuất tôm giống đòi hỏi công nghệ và máy móc hiện đại, kỹ thuật cao, đồng thời nguồn tôm bố mẹ phải nhập từ nước ngoài và giá cả khá cao, kinh phí là bước khó khăn ban đầu mà không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng. Đây là thách thức lớn của ngành thủy sản tỉnh nhà, nhưng cũng là tiềm năng, vì chủ động được nguồn giống sẽ tạo ra tiền đề cho mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh.

                                                                                                                                                                                                   Ngọc Khuê
                                                                                                                                                                                  Nguồn: Báo Sóc Trăng

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập517
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,843
  • Tổng lượt truy cập92,013,572
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây