Học tập đạo đức HCM

Cứu cánh nuôi tôm: Công nghệ mới, tôm thoát dịch

Thứ năm - 17/09/2015 21:23
Ứng dụng nano bạc là giải pháp hữu hiệu trong xử lý môi trường nước tại các vùng nuôi tôm đang bị ô nhiễm hiện nay. 
 
Thu hoạch nhanh tôm nhiễm bệnh nhằm gỡ vốn

Tôm nuôi bùng phát dịch bệnh là "chuyện thường ngày ở huyện". Trong thời điểm giao mùa, nguồn nước ô nhiễm, con giống không đảm bảo... tôm "dính" dịch là điều không tránh khỏi. Song nhiều nơi chú trọng áp dụng quy trình, công nghệ mới, nuôi tôm vẫn thắng. 
 
Theo thống kê sơ bộ, diện tích tôm nuôi ở các xã vùng hạ huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ (Long An) bị thiệt hại không thu hoạch đúng tiến độ 669,7 ha (tôm sú 154,7 ha; tôm thẻ chân trắng 515 ha), chiếm11,5% tổng diện tích thả nuôi. 
 
Chủ quan 
 
Người nuôi không khỏi lao đao vì nhiều diện tích tôm bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Ông Nguyễn Văn Sành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Vĩnh Tây (Cần Giuộc) cho biết, so với vài năm trước, tình hình dịch bệnh trên con tôm tại địa phương diễn ra tương đối nghiêm trọng. Hơn 2 tháng nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh lên đến hàng trăm ha, nhiều ao nuôi tôm có khả năng mất trắng. 
 
Theo ông Sành, việc để xảy ra dịch bệnh trên con tôm bùng phát chủ yếu lỗi phần lớn là do người nông dân. Họ có tâm lý "đón giá" nên cải tạo ao và thả nuôi tôm bằng nguồn nước giếng khoan hoặc trữ nước lại từ vụ nuôi trước. 
 
Người nuôi chủ yếu thả nuôi nghịch vụ để bán được giá cao nên không thả nuôi đồng loạt và chất lượng con giống kém. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi làm môi trường nước trong ao nuôi luôn biến động dẫn đến xuất hiện một số bệnh trên tôm nuôi, nhất là bệnh đốm trắng xảy ra trên diện rộng. 
 
Ông Lê Phước Sáu, một hộ nuôi tôm có tiếng ở ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây cũng chia sẻ: “Phần lớn người nuôi có lợi nhuận vụ trước, đến vụ tiếp theo không cải tạo lại ao nuôi dẫn đến tình trạng ao đầm bị xuống cấp nghiêm trọng, gây thiệt hại cho vụ nuôi tiếp theo. Một số hộ nuôi bị lỗ nên không đầu tư, ao lắng không xử lý thuốc diệt khuẩn và bơm nước trực tiếp vào ao nên tôm dễ bệnh hơn. Hiện gia đình tôi có 3,5 ha đất nuôi tôm thẻ chân trắng. Để hạn chế dịch bệnh, tôi kiểm tra mẫu nước 1 tuần/lần; mua con giống đã qua kiểm dịch, thả tôm theo lịch thời vụ như khuyến cáo”. 
 
Trước tình hình tôm bị bệnh, người dân chỉ biết khắc phục bằng cách xả bỏ hoặc bán tháo, gỡ được đồng nào hay đồng đó, chứ không có cách nào trị bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và tôm sú. Việc hạn chế dịch bệnh lây lan rất khó khăn vì người nuôi lỗ nên không còn tiền để xử lý nước ao trước khi xả ra môi trường. 
 
Bên cạnh sự chủ quan của người dân, việc thời tiết thay đổi bất thường cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến người nuôi tôm điêu đứng. Ông Phạm Phú Hùng, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Long An nhận định, ban ngày trời nắng to, chiều thì mưa lớn trút xuống khiến cho con tôm rất dễ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm. Do đó, tôm dễ mẫn cảm với với sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. 
 
Thời gian qua, tỉnh đã cử đoàn kiểm tra lấy mẫu phân tích nguyên nhân và hỗ trợ tập huấn xử lý dập dịch; khuyến cáo ao tôm đã bị bệnh đốm trắng không nên dùng nguồn nước cũ để nuôi lại và phải thông báo cho mọi người xung quanh trước khi xả nước thải ra môi trường, tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc không rõ nguồn gốc xử lý; cần có thời gian phơi ao kỹ nhằm tiêu diệt mầm bệnh và cải tạo ao nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. 
 
Để hạn chế thiệt hại, ngành khuyến cáo người dân thả tôm theo đúng lịch thời vụ, không nên thả nghịch vụ. 
 
Công nghệ nano bạc, quy trình VietGAP 
 
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho người nuôi tôm, đặc biệt trong vấn đề xử lý môi trường nước, Sở KH-CN Long An đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm thành công mô hình ứng dụng công nghệ nano bạc trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại hai xã Phước Lại, Phước Vĩnh Tây (Cần Giuộc), bước đầu cho hiệu quả. 
 
UBND tỉnh Long An đã có chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng ao lắng cho người nuôi tôm. Theo đó, hộ xây dựng ao lắng mới sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng/ha, hộ thực hiện cải tạo lại ao 35 triệu đồng/ha với điều kiện các hộ phải trong tổ hợp tác sản xuất. 
 
Nano bạc là chất được khai thác và phát triển bằng công nghệ tiên tiến hàng đầu mang nguyên lý kháng khuẩn, tiệt trùng siêu mạnh. Dưới tác dụng của các hạt nano bạc, trong vòng 5 phút, tế bào của hơn 650 loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh tới 99,99%.  
 
Ngoài ra, nano bạc còn có tính năng ngăn mùi hôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm. Đây là giải pháp hữu hiệu trong xử lý môi trường nước tại các vùng nuôi tôm trong tỉnh đang bị ô nhiễm hiện nay. 
 
Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Long An xây dựng 5 mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng quy trình VietGAP tại xã Phước Vĩnh Tây (3 điểm) và xã Phước Lại (2 điểm) huyện Cần Giuộc. Qua đó, giúp người dân nuôi tôm nâng cao trình độ sản xuất, nắm vững cao biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường, hướng đến việc nuôi tôm bền vững. 
 
Thông qua xây dựng mô hình trình diễn, Trung tâm tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan để giới thiệu mô hình rộng rãi đến các hộ nuôi tôm khác được biết và áp dụng. Điểm mới trong mô hình lần này là các mô hình áp dụng phải đạt tối thiểu 80% theo bộ tiêu chí VietGAP và có ít nhất 1 hộ đạt đầy đủ tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận VietGAP. 
 
Với hàng nghìn ha diện tích nuôi tôm nước lợ ở Long An, việc hướng dẫn nuôi theo quy trình VietGAP sẽ giúp bà con đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí. Những năm trước đây, các hộ nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến và đầu tư thâm canh chưa đúng mức nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Tới đây, Chi cục Thủy sản Long An sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình, phấn đấu bước đầu đạt 5 - 10% diện tích nuôi; đồng thời đề xuất các chính sách hỗ trợ như đầu tư ao lắng, hợp tác với các tổ sản xuất, làm tiền đề để nuôi tôm bền vững.
 
Thanh Sa (nongnghiep.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay44,421
  • Tháng hiện tại819,699
  • Tổng lượt truy cập91,993,428
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây