Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm trồng dưa, bí bò đất

Thứ hai - 28/09/2015 05:06
Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn.
Phát triển các cây rau màu vụ đông đã và đang được chú trọng ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng vì hiệu quả mang lại. Với các cây họ bầu bí, vụ đông sớm có quỹ đất rộng, trồng dưa, bí dễ bán lại không phải làm giàn, bảo vệ thực vật dễ dàng hơn, thời gian sinh trưởng của các giống ngắn… nên được nhiều nông dân lựa chọn. Song, thời tiết trong những năm gần đây có nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho rau màu nhất là thời điểm phát triển cây vụ đông sớm. Do đó người trồng cần lưu ý một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Xin chia sẻ một số kinh nghiệm để cán bộ ngành và nông dân tham khảo.

Lựa chọn thời vụ: Cây dưa, bí là cây trồng ưa ấm nên cần phát triển chúng ở vụ đông sớm mới cho năng suất, phẩm chất cao. Tốt nhất nên gieo hạt từ trung tuần tháng 8 và không quá 05/9 dương lịch.

Để kịp được thời vụ yêu cầu như trên trong khi lúa mùa còn chưa được thu hoạch thì người trồng nên tranh thủ làm bầu cây con trong vườn ươm thậm chí là thu hoạch lúa non 6 - 7 hàng, tiến hành làm đất tối thiểu để trồng xen dưa, bí với lúa ở giai đoạn đầu.

- Làm đất, lên luống: Qua thực tế theo dõi các địa phương trồng dưa, bí bò đất vụ đông sớm thì nhiều vụ nay năng suất các cây trồng này bị giảm sút đáng kể do nấm và vi khuẩn gây bệnh phát sinh gây hại mạnh, điển hình là các bệnh chết rũ, thối đốt, nứt thân chảy nhựa. Nhiều ruộng còn bị xóa sổ vì cây bị chết trước khi cho thu hoạch quả.

Đánh giá nguyên nhân để rút ra kinh nghiệm thì thực tế cho thấy: Việc làm đất lên luống của nông dân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả này. Theo truyền thống thì nhiều địa phương nông dân tiến hành làm đất gieo trồng dưa, bí là rất sơ sài: Chỉ xới đất chỗ đặt cây rộng khoảng 0,5 - 0,7m tiến hành bón phân rồi trồng bí, dưa vào đó. Thân cây dài ra sau này đều để bò nằm trên mặt ruộng lúa đã gặt, rất ẩm thấp. Với cách làm luống đơn giản như vậy kết hợp với thời tiết hay có nhiều mưa đầu vụ sẽ là nguyên nhân chính khiến cho dưa, bí dễ bị nhiễm các bệnh từ đất trồng hoặc úng nước chết.

Có thể nói, trồng dưa bí không làm giàn trong vụ đông sớm là một lợi thế vì nó đơn giản, giảm được nhiều chi phí đầu tư cho vật tư. Song việc làm đất lên luống không vì thế mà có thể làm sơ sài được. Tốt nhất nông dân có thể áp dụng làm đất sơ bộ nơi gốc cây để trồng trước (nếu phải trồng xen lúa) rồi lên luống dưa bí hoàn thiện sau này (lên luống bổ sung). Nếu ruộng đã gặt lúa hoàn toàn thì tiến hành cày bừa đất làm luống hoàn chỉnh. Sao cho luống đất cần có độ cao 25 - 30 cm, bề rộng tùy theo cách trồng.

Nhiều mô hình trình diễn cho thấy, với cách làm luống cẩn thận thậm chí là dùng màng phủ nông nghiệp để phủ luống kết hợp với bón phân khoa học thì dưa, bí ở vụ đông sớm cho hiệu quả rất cao.

- Nương dây - hướng ngọn: Dưa, bí trồng bò đất nếu không được nương dây và chặn đốt thì khả năng hút dinh dưỡng không cao, thân cây chồng chéo lên nhau sẽ dễ nhiễm sâu, bệnh, ra hoa quả ít…

Để đảm bảo được vấn đề này tốt nhất nông dân nên bấm ngọn cho dưa, bí khi cây có 5 - 6 lá để mọc nhánh, giữ lại 2 nhánh chính trên thân và loại bỏ các nhánh mọc sau. Trên những đốt cây đã trưởng thành ra rễ bất định lấy nắm đất bột phủ đốt để cây hút được nhiều dinh dưỡng, không bị gãy khi gặp gió mưa và cố định dây tốt hơn. Đồng thời, hướng ngọn sao cho các dây dưa, bí không chồng chéo lên nhau.

- Cách thức bón phân thúc: Nhiều nơi nông dân hay có thói quen hòa dinh dưỡng với nước rồi tưới định kì vào gốc cho dưa, bí khi bón thúc phân cho cây trồng này. Việc làm đó rất dễ gây bất lợi cho cây vì nấm và vi khuẩn sẽ phát sinh gây hại mạnh gốc rễ nhất là khi tưới đạm. Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc bón vùi vào đất nơi ngọn dưa bí đang hướng đến. Việc tưới rãnh để thúc cho dưa, bí tốt nhất nên bơm nước ở mức 1/2 chiều cao luống rồi tiến hành rắc phân NPK 16-16-8 hoặc NPK 14-14-14 + TE theo lượng thích hợp cho từng giai đoạn rồi khuấy tan phân để ngấm dần vào luống. Làm như vậy thân lá sẽ được cứng cáp và gốc rễ cây sẽ ít bị bệnh hơn.

Chú ý:

+ Để hạn chế bệnh chết rũ cho dưa, bí thời kì mẫn cảm (giữa vụ), trong khi chăm sóc nông dân không nên để cây thừa đạm. Cần bón phân cân đối giữa đạm và kali. Tuyệt đối không nên tưới đạm urê riêng lẻ cho cây. Tốt nhất nên bổ sung thêm các loại phân bón trung, vi lượng để nâng cao sức đề kháng và tăng năng suất, phẩm chất cho các cây trồng này.

+ Có thể áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung để tăng khả năng đậu quả cho dưa, bí.

+ Trong suốt thời gian sinh trưởng người trồng cũng cần bổ sung một số lần các chế phẩm nấm đối kháng hay nấm cộng sinh vào vùng gốc rễ cây dưa, bí để giảm thiểu bệnh chết rũ và kích thích cây phát triển nhanh hơn.

+ Nên ưu tiên sử dụng các giống dưa, bí lai F1 để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng.

nguồn: bannhanong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập816
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,054
  • Tổng lượt truy cập93,134,718
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây