Để trồng ổi có năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân cần lưu ý một số khâu kỹ thuật sau:
1. Chọn giống
Trước đây có một số giống được nhiều người biết là ổi Bo Thái Bình, ổi đào, ổi mỡ, ổi xá lỵ, ngoài ra còn có các giống ổi ruột vàng, ổi gang, ổi sẻ… Hiện có một số giống ổi mới, chất lượng tốt như ổi ruột đỏ TN2, ổi không hạt TN2, ổi trắng số 1, ổi trắng số 2, ổi đào 138, ổi đào 251, ổi đào 102, ổi Đài Loan…
Phân bón Văn Điển cung cấp đồng thời đầy đủ cân đối tất cả các yếu tố dinh dưỡng cây ổi cần suốt vụ. Ảnh: I.T
2. Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của các giống ổi gần giống nhau, cần lưu ý cây ổi hút dinh dưỡng một phần từ đất, một phần từ phân bón. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất dinh dưỡng cây trồng cây ổi cần là K>N>P>S>Mg = Ca và các vi lượng khác Mn>Fe>Zn>Cu>B.
Đất trồng ổi hiện nay ở nước ta hầu hết là chua PH< 4,5 cần phải cải tạo để nâng độ PH thích hợp cho cây ổi. Ngoài ra, đất cũng rất thiếu các loại chất dinh dưỡng trung lượng như vôi, magie, lưu huỳnh và vi lượng. Người trồng chưa hiểu biết thổ nhưỡng về nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng như tính chất của từng loại phân bón nên sử dụng phân bón còn mang cảm tính, dùng phân đơn, lạm dụng phân đạm, thiếu phân hữu cơ và chất trung vi lượng.
Để chăm sóc phục hồi sau thu hoạch vào mùa mưa, nhà nông cần lưu ý lên liếp cao thoát nước, tránh úng lụt, chọn ngày nắng ráo, bón phân theo rãnh vào rìa tán lá, sau đó trộn đều NPK với phân chuồng để bón, lấp đất vùi phân tránh mưa trôi rửa, nắng nóng gây bốc hơi phân.
Sau nhiều năm phối hợp với các nhà khoa học nông nghiệp, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã cho ra thị trường những dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK cho thâm canh cây ổi. Phân bón Văn Điển chứa đầy đủ, cân đối nhất các yếu tố dinh dưỡng, phổ biến là:
- Đa yếu tố NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng: N=5%, P2O5 =10%, K2O=3%, CaO = 15%, MgO = 9% SiO2=14%, S = 2% và các chất vi lượng B, Zn, Fe, tổng dinh dưỡng đạt 58%.
- Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng: N=12; P2O5 =8%, K2O=12%, CaO = 8%, MgO = 6% SiO2=9%, S = 6% và các chất vi lượng B, Zn, Fe, tổng dinh dưỡng đạt 61%.
3. Cách bón
Trước khi trồng ổi, bón 0,5- 1kg/hố đa yếu tố NPK 5.10.3 cùng với 10-15kg phân hữu cơ hoai, trộn đều với đất trong hố trồng 5- 7 ngày trước khi trồng. Các năm sau từ năm thứ 1, 2, 3 mỗi năm sử dụng 1- 1,5 kg/gốc đa yếu tố NPK 5.10.3 chia bón làm hai lần. Lần một vào tháng 3- 4, lần hai vào mùa mưa tháng 6- 7 (lật đất xa gốc 15- 20cm rải phân sau đó lấp đất).
Đối với ổi kinh doanh thì sau thu hoạch quả 15- 20 ngày tùy theo tuổi cây nếu dưới 10 năm tuổi thì sử dụng 1-1,5kg đa yếu tố NPK 5.10.3; nếu trên 10 năm tuổi thì sử dụng 1,5- 2kg đa yếu tố NPK 5.10.3 (xới đất xung quanh tán cây rải phân rồi lấp đất). Khi ổi bắt đầu nhú nụ thì bón thúc đợt một, sử dụng 0,5- 1kg/cây phân đa yếu tố NPK 12.8.12 xới nhẹ trong vùng tán cây rải phân, tưới nước hoặc bón phân khi đất còn ẩm. Khi quả đã to bằng ngón tay cái thì bón thúc đợt hai, sử dụng 1- 1,5kg/cây phân đa yếu tố NPK 12.8.12 để bón.
Theo PGS.TS.Mai Quang Vinh/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;