Học tập đạo đức HCM

Dinh Dưỡng Của Cám Cho Heo Con Cai Sữa

Thứ ba - 29/03/2016 23:03
Gần đây với sự tiến bộ về di truyền khả năng tăng trưởng của heo liên tục được cải tiến. Năm 2009, Mavromichalis- chuyên gia dinh dưỡng cho heo con đã tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng heo con bằng sữa bột từ 10 đến 50 ngày tuổi. Và kết quả là heo 30 ngày tuổi đạt 15kg, 50 ngày tuổi đạt 32 kg. Kết quả này cao đáng ngạc nhiên, như nó cho thẩy khả năng đạt đến năng suất như báo cáo của nước Anh nói trên là có khả thi.
Để đạt được năng suất như vậy, thì phải chế tạo các loại cám từ thời kì cai sữa tới heo thịt cho năng suất cao nhất.
Bảng 1: Năng lượng tiêu hóa( DE) và lượng lysine khuyến cáo trong cám cai sữa
 
Bảng 2: Lượng axit amin phù hợp trong cám heo cai sữa công bố giai đoạn 1998~2001
Lượng khuyến cáo : số liệu bình quân của công bố của Mỹ ( NRC), Anh ( ARC), Pháp ( ITP), Hà Lan ( CVB).
 
 
2. Các công ty cám chất lượng thường trộn lysine nhiều :
Trộn nhiều là trộn nhiều hơn lượng khuyến cáo trong bảng 1. Lý do là đề phòng sự thay đổi chất lượng trong quá trình bảo quản.
Nếu điều kiện bảo quản tốt thì nên chọn loại cám viên được trộn thêm 5% lysine và cám bột không cần trộn. Nếu điều kiện bảo quản không tốt và số lần mua không đều nên chọn loại cám viên trộn thêm 10% và cám bột trộn thêm 5%.
Các nhà sản xuất phải có những phương pháp sản xuất những giữa vững chất lượng sản phẩm của mình.
Ngoài ra vitamin cần được bổ sung nhiều hơn so với quy định.
 
 
3. Lượng chất đạm trong cám thời kì cai sữa:
Heo con cai sữa được cho ăn các loại cám có hàm lượng chất đạm thấp ( chất đạm dưới 20%) sẽ giảm được vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy thời kì sau cai sữa. Chính vì vậy vấn đề giảm lượng chất đạm trong cám thời kì cai sữa rất được quan tâm.
Hơn thế nữa, về mặt môi trường cám với hàm lượng chất đạm thấp sẽ giảm lượng nito thải ra môi trường từ 30~50%. Thông thường, nếu giảm 1% chất đạm thì sẽ giảm lượng nito thải ra môi trường là 8%.
Trong trường hợp duy trì lượng axit amin theo tiêu chuẩn ( bảng 2) hoặc bổ sung lượng axit amin tổng hợp với mức độ phù hợp thì việc giảm lượng chất đạm trong cám thời kì cai sữa là việc làm có khả thi. Nó giúp tiêu hóa hoàn toàn chất đạm mà không ảnh hưởng tới năng suất.
 
 
4. Năng lượng:
Mỗi ngày heo có khả năng tự điều chỉnh lượng cám ăn vào nhằm duy trì nguồn năng lượng phù hợp.
Sự thèm ăn của heo phụ thuộc vào năng lực di truyền và giai đoạn phát triển.
Bảng 3: Lượng Lactose trong cám heo con ( bao gồm cả glucose và fructose)
1. Tối thiểu: Là với chi phí sản xuất thấp vẫn tăng trọng trong mức chấp nhận được
2. Tốt nhất: thành phần cân bằng giữa chi phí sản xuất và tăng trọng
3. Tối đa: thành phần dinh dưỡng tối đa nhằm tăng trọng cao nhất.
( Nguồn: Mavromichalis, 2009)
 
 
5. Lactose ( đường sữa):
Từ 60 năm trước người ta đã nhận ra rằng nếu trong cám cho heo con cai sữa có các chất như bột sữa khô và lactose thì sẽ giúp nâng cao năng suất. Nhưng vấn đề lớn nhất là giá cả trong quá trình làm khô rất mắc.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy , sau khi cai sữa trong vòng 2 tuần lễ lượng lactose sẽ giảm xuống rất lớn.
Hiệu quả cảu việc bổ sung lactose nhằm giảm tiêu cháy cho heo từ 12~15kg chưa được xác nhận.
Lượng lactose khuyến cáo trong bảng 3 là nghiên cứu mới nhất. Nếu cho quá lượng khuyến cáo tuy không gây nguy hiểm cho heo nhưng lại lãng phí tiền bạc.
Nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: ngày tuổi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm445
  • Hôm nay29,157
  • Tháng hiện tại155,719
  • Tổng lượt truy cập85,062,755
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây