Học tập đạo đức HCM

Giám sát bệnh để ổn định nuôi tôm

Thứ hai - 24/04/2017 22:36
Mới đây, Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch quốc gia về giám sát dịch bệnh thủy sản.

Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam về vấn đề giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi, bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết:

Trước thực trạng tôm nuôi chết hàng loạt trong thời gian qua, giám sát bệnh và dịch bệnh trên tôm nuôi là vấn đề đặt ra cấp thiết tại Quảng Nam, đòi hỏi triển khai đồng bộ giải pháp trong thời gian đến. Yêu cầu phải tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng phòng chống, cảnh báo bệnh và dịch bệnh, để ổn định nghề nuôi tôm nước lợ.

Chưa toàn diện

PV: Bà có thể cho biết tình hình giám sát bệnh và dịch bệnh trên tôm nuôi tại Quảng Nam trong thời gian qua?

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm: Đều đặn 2 lần trong mỗi tháng, Chi cục Thủy sản Quảng Nam tiến hành lấy mẫu nước sông, nước biển, nước ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, qua đó phân tích các chỉ tiêu môi trường, mầm bệnh, cảnh báo, khuyến cáo các hộ nuôi tôm áp dụng đồng bộ các biện pháp, hạn chế bệnh và dịch bệnh trên tôm nuôi. Các yếu tố thủy lý, thủy hóa, độ mặn, nhiệt độ, độ pH, độ kiềm, các loại vi rút, vi khuẩn, vi bào đều được phân tích kỹ để xác định đúng yếu tố nguy hại có thể tấn công tôm nuôi, giúp nông hộ chủ động sản xuất. Từ những cảnh báo, khuyến cáo, một số nông hộ bổ sung vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất... giúp tôm nuôi sinh trưởng, phát triển tốt cũng như cứu vãn thất bát của vụ nuôi khi tôm mới bị bệnh. Tuy nhiên, công tác này gặp nhiều trở ngại. Chúng tôi chỉ có thể lấy mẫu ở một số lưu vực, nhánh sông trên địa bàn tỉnh. Phân tích từ các mẫu lấy ngẫu nhiên đó không đại diện cho tất cả tính chất, mức độ nguy hại nói chung đối với tôm nuôi. Cảnh báo đưa ra không thể chi tiết cho tất cả khu vực nuôi tôm vốn không giống nhau về môi trường nước, hạ tầng, cách đầu tư, quy trình nuôi. Các hàm lượng kim loại nặng, tảo độc vốn rất nguy hại không có trong các mẫu phân tích vì thế khó ngăn chặn hiểm họa tấn công vào tôm nuôi.

PV: Hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giám sát bệnh và dịch bệnh trên tôm nuôi là gì, thưa bà?

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm: Kinh phí đầu tư ít, phòng thí nghiệm chưa được công nhận chuẩn, phương pháp phân tích chưa cập nhật tiến bộ mới là những rào cản khiến việc phân tích các mẫu nước, chỉ tiêu mầm bệnh chưa được bài bản, khoa học, chặt chẽ. Tại Quảng Nam, đến thời điểm này, việc giám sát bệnh, dịch bệnh trên tôm nuôi mới chỉ được thực hiện qua yếu tố môi trường tại vùng nuôi tôm thương phẩm chứ chưa toàn diện. Muốn công việc này thông suốt, đòi hỏi phải tăng cường giám sát kinh doanh tôm giống, giám sát quy trình nuôi tôm cũng như giám sát kinh doanh vật tư phục vụ nuôi thủy sản.

Đồng bộ giải pháp

PV: Thưa bà, để nâng cao giám sát bệnh và dịch bệnh trên tôm nuôi, cần phải đầu tư những gì?

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm: Mục đích của giám sát bệnh và dịch bệnh là giảm thiểu bệnh trên tôm nuôi, khống chế không cho bệnh lây lan thành dịch để nuôi tôm ổn định, đem lại hiệu quả sản xuất cho nông hộ. Khó khăn lớn chúng tôi đang phải đối diện là nguồn nước nuôi tôm trên địa bàn tỉnh quá ô nhiễm. Các nhánh thuộc hệ thống sông Trường Giang, Thu Bồn ngày càng bị ngăn chặn dòng chảy. Biên độ thủy triều quá thấp, nước từ nguồn xuống trì trệ, nước từ biển lên quá chậm rồi ứ lại ở giữa dòng. Muốn nuôi tôm thuận lợi, cần phải có nguồn nước đảm bảo, phải khơi dòng chảy ở các sông. Chúng tôi đang áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao giám sát bệnh và dịch bệnh trên tôm nuôi, giúp người dân khống chế các bệnh nguy hiểm là hoại tử gan tụy, đốm trắng, vi bào tử trùng vốn có diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Ngành thủy sản đề xuất UBND tỉnh nhanh chóng triển khai nạo vét sông Trường Giang, kiện toàn hạ tầng cho các vùng nuôi tôm thông qua đầu tư giao thông, điện, thủy lợi, kênh cấp, kênh thoát nước.

PV: Giải pháp căn cơ trong thời gian đến là gì, thưa bà?

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm: Mới đây, Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch quốc gia về giám sát bệnh và dịch bệnh thủy sản. Trên cơ sở đó, giải pháp căn cơ cần triển khai trong thời gian tới là tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh tôm giống, hạn chế tôm giống chất lượng xấu gây nên bệnh trên tôm nuôi. Mấu chốt là tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động ương nuôi tôm giống trên địa bàn tỉnh. Việc sản xuất, cung ứng vật tư nuôi tôm như thức ăn, thuốc, hóa chất cũng phải được giám sát kỹ càng. Chúng tôi sẽ xử phạt nghiêm để hạn chế mối nguy tấn công khiến tôm nuôi bị bệnh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Ngành thủy sản đã tham mưu Sở NN&PTNT đề xuất UBND tỉnh có cơ chế khuyến khích đầu tư thiết thực để thu hút các cơ sở tạo tôm giống lớn, có uy tín, thương hiệu đầu tư vào Khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản Quảng Nam (thôn Phương Tân, xã Bình Nam, Thăng Bình). Ngoài ra, các địa phương có nghề nuôi tôm nhanh chóng phổ biến cơ chế hỗ trợ của UBND tỉnh về đầu tư hạ tầng, tôm giống, quy trình nuôi VietGAP, tiêu thụ tôm thương phẩm để người dân tiếp cận, đầu tư nuôi tôm bài bản hơn trong thời gian tới.

Nuôi tôm 2 giai đoạn:
Nội dung quan trọng trong kế hoạch giám sát bệnh, dịch bệnh trên tôm nuôi mà ngành chức năng sắp triển khai trong thời gian đến là tuyên truyền, tập huấn, giúp người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh tiếp cận, áp dụng mô hình nuôi tôm theo 2 giai đoạn: ương nuôi tôm và nuôi tôm thương phẩm. Về ương nuôi tôm, các nông hộ nên ương nuôi riêng tôm ở post 14 mới được mua về, trong thời gian khoảng 1 tháng. Nếu tôm được nuôi trong những điều kiện đặc biệt, quản lý tốt, sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. Khi tôm đã cứng cáp mới chuyển sang nuôi thương phẩm. Chậm mà chắc, nuôi tôm như vậy sẽ bớt được nhiều mối nguy.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay53,240
  • Tháng hiện tại883,967
  • Tổng lượt truy cập92,057,696
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây