Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật bón phân cho cây na trên đất dốc Lạng Sơn

Thứ năm - 20/04/2017 23:12
Na là một loại cây có tính thích ứng rộng, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Quả na có độ ngọt cao, lại có hương thơm nên được nhiều người ưa thích.

Việt Nam hiện có 2 loại: Na dai và na bở. Na dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Na dai chịu rét tương đối tốt, mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mùa xuân ấm áp trở lại vào tháng 4 - 5 lại ra đợt lá mới và ra hoa. Nhờ đó, na dai trồng được trên nhiều vùng khí hậu, cả vùng đất cao hạn gặp mùa khô khắc nghiệt của các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn…

Tại huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), các nương, đồi na chạy dài theo sườn đồi và thung lũng chân các dãy núi đá vôi. Vùng núi đá Cai Kinh và Tam Yên (Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng) là những vùng na dai nổi tiếng của huyện Hữu Lũng, mỗi xã có vài trăm ha chạy theo sườn và chân núi đá.

Ở vùng này, các dải đất và đá xen kẽ, đá nổi nhiều, tầng đất không dày và kết cấu rời rạc, độ dốc lớn nên hiện tượng rửa trôi diễn ra rất khốc liệt. Tuy chịu được đất xấu nhưng cây na chỉ phát huy được ưu điểm trên đất không chua, nhiều màu. Nếu thiếu phân bón chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Do vậy, phải chăm sóc cây từ khi mới trồng và cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để cây khoẻ, nhiều nhựa, sức sống tốt mới cho nhiều quả, ngon.

Đất đồi ở Hữu Lũng hầu hết kết cấu rời rạc, giữ dinh dưỡng kém. Khi sử dụng các loại phân đơn, phân NPK thông thường rất dễ bị rửa trôi, mặt khác các loại phân trên chỉ cung cấp được 1 - 3 thành phần NPK, còn thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung, vi lượng mà những chất này cực kỳ cần thiết cho cây na.

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng phosphat với serpentin hoặc olevin, manhezit ở nhiệt độ 1.400 - 1.450 độ C, sau đó làm lạnh đột ngột nên sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong đó, P2O5 15 - 19%, MgO 15 - 18% ,SiO2 24 - 32%, CaO 28 - 34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%, Chất Mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; Chất molipden: 0,001%; Chất Coban: 0,002; Chất Bo: 0,008%; Chất Kẽm: 0,00014%.

Phân Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, đặc biệt phù hợp cho vùng cao, đất dốc; chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra nên khi cây ăn hết phân, cây chưa ăn đến còn tồn lại các vụ sau.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển loại NPK 5:10:3 dạng viên có đầy đủ các chất dinh dưỡng: N 5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15%,và các chất vi lượng: Zn, Cu, Mn, B, Mo...

Loại NPK 12:5:10 có hàm lượng: N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%... giúp cây na phát triển khỏe và bền, ít sâu bệnh hại, nhiều quả, quả to đều, chất lượng thơm, ngon.

Cách dùng phân bón Đa yếu tố NPKVăn Điển cho cây na (lượng bón kg NPK/cây):

       Loại phân

Tuổi cây

Bón đợt I

NPK (5:10:3)

Bón đợt 2

NPK (12:5:10)

Bón đợt 3

NPK (12:5:10)

KTCB(1-3 tuổi)

0,5 - 2,0

0,3 - 0,5

0,3 - 0,5

3-5 tuổi

2,5 – 3,0

1,5 – 3,0

1,5 – 3,5

Trên 5 tuổi

Trên 3,5

Trên 3

Trên 4

Cách bón :

- Tạo rãnh: Ghé lưỡi cuốc tạo rãnh xung quanh mép tán, độ sâu 3 - 5cm, rắc phân NPK xong lấp đất, ủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển.

- Các đợt bón:

+ Bón đợt I: Tháng 9 -1 0 sau khi thu hái quả; có thể bón đến tháng 1 trước khi đốn tỉa cành, tuốt lá. Nếu có phân hữu cơ ủ mục bón cùng ĐYT NPK 5:10:3 rất tốt. Trên sườn dôc hoặc khe đá nên sử dụng lân nung chảy Văn Điển và tạo mọi điều kiện để vùi phân và lấp đất kín.

+ Bón đợt II: Tháng 2 - 4 bón đón lộc, đón hoa.

+ Bón đợt III: Tháng 6 - 7 bón nuôi cành, nuôi quả.

Các đợt 2,3 sử dụng phân đa yếu tố NPK 12:5:10, bón theo tán cây. Nếu trời khô hạn có thể ngâm nước khoảng 15 - 20 phút cho phân tan rồi hòa tưới.

Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây na ăn dần trong suốt vụ. Vườn na trên 5 tuổi nên tăng lượng phân bón cho vườn để có năng suất thu hoạch cao.

Nguồn: http://nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,992
  • Tổng lượt truy cập90,284,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây