Học tập đạo đức HCM

Khó khăn khi “nói không” với kháng sinh trong nuôi thủy sản

Thứ tư - 15/02/2017 09:05
Ngày nay, việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh trong nuôi thủy sản rất phổ biến. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng mất an toàn thực phẩm hay tình trạng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh trên thủy sản nuôi và cả con người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm mất thị trường xuất khẩu.

Lạm dụng kháng sinh

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, dư lượng kháng sinh thường xuất hiện trong tôm nuôi thương phẩm là Oxy tetracycline, Chloramphenicol (kháng sinh diệt khuẩn ở nồng độ cao) và Enrofloxacin (kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, giúp tôm nuôi ít bị tấn công gây bệnh). Dù các chất này đã được Bộ NN&PTNT cấm sử dụng, nhưng vì lợi nhuận, không ít hộ dân vẫn sử dụng bừa bãi để kích thích tôm lớn nhanh.

Ông T., người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo (Tuy Phong) cho rằng: Ngoài cám thì kháng sinh là “thức ăn” không thể thiếu đối với con tôm. Gần đây, bệnh hoại tử gan tụy trên tôm bùng phát mạnh nên người nuôi phải sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn rồi tạt vào môi trường nước để phòng bệnh cho tôm. Hiện nay, Enrofloxacin là loại kháng sinh có độ kháng khuẩn rộng, hiệu quả diệt khuẩn cao nhất nên được nhiều người nuôi tôm chọn sử dụng. Ngoài ra, nhiều chủ hồ tôm còn kể vanh vách tên, cách sử dụng các loại kháng sinh trong quá trình nuôi tôm mà không hề hay biết, nhiều loại nằm trong danh sách thuốc bị cấm sử dụng. Tuy nhiên, việc nuôi tôm có đạt sản lượng hay không mới là mục tiêu hàng đầu của những nông dân nơi đây. Vì nếu không dùng kháng sinh mà thành công là điều vô cùng phi lý.

Trong điều kiện nghề nuôi thủy sản thâm canh ngày càng phát triển thì việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh là điều khó tránh khỏi. Theo các ngành chức năng, nguyên nhân dẫn đến người dân lạm dụng kháng sinh một phần là do hệ thống nhân viên tiếp thị của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thủy sản quá mạnh, tư vấn tại hồ, cung cấp sản phẩm tận nơi. Bên cạnh đó, chiết khấu cao cho các đại lý, kèm theo nhiều chương trình hậu mãi, du lịch nước ngoài… nếu bán đạt doanh số. Do đó, trước những lời quảng cáo, mời chào các loại thuốc kháng bệnh tốt cho tôm thì bất cứ người dân nào cũng muốn tôm đang nuôi nhanh chóng khỏi bệnh, đạt năng suất cao. 

Cần tập huấn, hướng dẫn

Theo Chi cục Thủy sản, kháng sinh vẫn được phép sử dụng trong nuôi tôm. Nếu dùng đúng loại, nồng độ và liều lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, thì nó mang lại hiệu quả tích cực trong việc tăng sức đề kháng, giảm thiểu dịch bệnh gây hại trên con tôm. Tuy nhiên, hầu như người nuôi tôm không nắm được loại kháng sinh nào bị cấm sử dụng, rồi nồng độ bao nhiêu là phù hợp và thời gian cách ly bao lâu để đảm bảo an toàn. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư nuôi tôm qua cải tạo ao, sử dụng con giống chất lượng, quản lý và chăm sóc tôm nuôi đúng quy trình... thì việc trang bị kiến thức nuôi tôm an toàn cho người dân cũng là vấn đề cấp thiết. Thông thường, người nuôi thủy sản đến các đại lý kinh doanh thuốc mô tả bệnh và được các đại lý này bán thuốc mà không quan tâm đến các sản phẩm đó có phải là chất cấm hay không. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là người nuôi chưa quan tâm đến thời gian sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch, dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Theo phản ánh của người nuôi tôm, họ rất ít được ngành chức năng cung cấp danh sách các loại kháng sinh cấm cũng như liều lượng sử dụng, thời gian cách ly tương ứng với từng loại. “Đa số chúng tôi nuôi tôm theo kinh nghiệm và tự chia sẻ với nhau. Việc dùng men vi sinh để thay thuốc kháng sinh cũng là do chúng tôi thử”, ông N.V.L (Vĩnh Tân) cho biết.

Để người nuôi tôm mạnh dạn “nói không” với kháng sinh, tạp chất thì bên cạnh công tác tuyên truyền, các ngành chức năng cần tăng cường hướng dẫn và chuyển giao quy trình, kỹ thuật nuôi tôm an toàn cho bà con. Nhất là cách sử dụng men vi sinh, các loại chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất. Mục tiêu đến cuối năm 2018, chấm dứt tình trạng tôm có tạp chất, hóa chất, kháng sinh, khẳng định thương hiệu tôm sạch trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong sản xuất và kinh doanh tôm thương phẩm.

M.Vân 
Theo Báo Bình Thuận
 Tags: kháng sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm385
  • Hôm nay28,520
  • Tháng hiện tại155,082
  • Tổng lượt truy cập85,062,118
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây