Học tập đạo đức HCM

Kỹ Thuật trồng cây mít Tứ quý cho quả ngọt lịm, mang lại kinh tế cao

Thứ bảy - 29/07/2017 20:05
Kỹ thuật trồng cây mít Tứ quý tại nhà khá đơn giản vì đây thuộc loại giống cây dễ trồng có thể thích hợp với nhiều điều kiện khác nhau.

Kỹ thuật trồng cây mít Tứ quý sao cho ra trái quanh năm, quả ngon, ngọt và thơm ai cũng có thể làm được bởi giống cây này không cần chăm sóc nhiều, chịu hạn tốt.

Mít là cây gỗ cứng, lõi to có màu vàng ưa chuộng để đóng tủ, bàn ghế, đồ mỹ nghệ. Cây có thể cao 20m. Lá dài, rộng, mọc cách, bìa lá thẳng. Hoa chùm, trên thân chính và cành to, là cây đơn tính, cuống to, không cánh, dính vào nhau thành cụm hoa kép. Hoa đực chín sau đó rụng, hoa cái được thụ phấn thì phát triển thành trái, quả kép. Trái mít nhiều múi, ít xơ, cơm dày giòn và ngọt nên rất triển vọng trồng với diện tích lớn mang lại hiệu quả cao.

Kỹ Thuật Trồng cây Mít tứ quý cho quả ngọt lịm, mang lại kinh tế cao - ảnh 1

Kỹ thuật trồng cây mít Tứ quý mang lại kinh tế cao cho gia đình. Ảnh minh họa

Điều kiện thích hợp trồng mít Tứ quý

Mít Tứ quý thích hợp với khí hậu nóng ẩm chịu được hạn không chịu ngập úng, thích ứng với nhiều loại đất kể cả những vùng đất cằn cỗi nhất.

Thời vụ trồng mít Tứ quý

Cây Mít có thể trồng quanh năm. Tốt nhất nên trồng đầu mùa mưa để nhẹ công chăm sóc, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống mít Tứ quý

Cây mít Tứ quý được nhân giống theo hình thức ghép gốc, trồng bằng hạt hay chiết cành đều có thể cho ra những mầm cây tốt để trồng. Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh.

Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.

Sau khi đã có mầm giống tiến hành kỹ thuật trồng mít Tứ quý theo mật độ dày 4x5m hoặc 5x5m cho 1 cây (400-500 cây/ha).  Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7-8m/ cây.

Đối với yếu tố đất trồng phải đảm bảo bằng phẳng sau đó trồng trên mô cao 40 - 70cm. Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất. Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.

Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây, dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ rễ cọc bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ và rút nhẹ túi đựng bầu ra và lấp đất lại. Nếu đất khô phải tưới cho cây, dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

Kỹ Thuật Trồng cây Mít tứ quý cho quả ngọt lịm, mang lại kinh tế cao - ảnh 2

 Để mít Tứ quý ra quả đều, to cần chăm sóc tốt. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc cho cây mít Tứ quý

Cách chăm sóc cây mít Tứ quý cũng không có gì khó khăn vì là cây có độ phát triển tương đối ổn định ở nhiều điều kiện sống và khắc nghiệt khác nhau. Tháng đầu nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

Chú ý: Bón nhiều lân và đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái. Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng. Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.

Kỹ Thuật Trồng cây Mít tứ quý cho quả ngọt lịm, mang lại kinh tế cao - ảnh 3

Mít Tứ quý ăn rất ngon, thơm, giòn. Ảnh minh họa 

Phòng trừ sâu bệnh hại giống mít Tứ quí

Trong quá trình trồng và chăm sóc mít Tứ quý đặc biệt để ý tới bệnh thối nhũn, chảy nhựa và các loại sâu đục thân, ruồi đục quả, sâu đục quả. Chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn quả chín. 

Nguyên nhân do nhiều sâu bệnh hại cây là do cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Nên dử dụng phân oai mục, tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt, xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomyl ...

Thu hoạch, sơ chế giống mít Tứ quí

Thu hoạch từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Tứ quí tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.

Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp.

Theo An Dương/vietq.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập390
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,176
  • Tổng lượt truy cập92,006,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây