Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng

Thứ sáu - 21/07/2017 10:18
(Thủy sản Việt Nam) - Cá chiên là đối tượng thủy đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, một trong số các loài cá được xếp vào “ngũ quý”. Chúng thường sống trong các sông suối thuộc các tỉnh phía Bắc và tập trung ở vùng trung, thượng lưu của các sông lớn, nơi có dòng nước chảy xiết.

Vị trí neo lồng

Chọn nơi thông thoáng, ít tàu thuyền qua lại, có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước thải sinh hoạt. Nước sâu từ 3 m trở lên, đáy lồng cách đáy ít nhất 0,5 m, lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3 m/s, không nên nuôi ở nơi nước đứng. Môi trường nước phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 - 8,5; ôxy hòa tan > 5 mg/lít; NH3 < 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít, nhiệt độ nước 20 - 330C. Vị trí đặt lồng phải thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

Thiết kế lồng nuôi

Vật liệu: Toàn bộ khung lồng làm bằng ống thép phi 34 (hoặc phi 42, phi 49) có mạ lớp kẽm chống rỉ, mỗi cây dài 6 m và ống nối sắt phi 34.

Khung lồng: Khung lồng có kích thước 29 x31 m, gồm 2 dãy, mỗi dãy 5 ô để mắc lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 7x9 m hoặc khung lồng có kích thước 18x18 m, gồm 3 dãy, mỗi dãy 3 ô để mắc lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 5x5 m. Các ống thép phi 34, mỗi cây có chiều dài 6 m được nối thẳng với nhau bằng ống nối phi 34. Toàn bộ các tiếp sắt dọc và ngang được hàn gắn chặt với nhau tạo thành khung lồng.

Phao nâng lồng: Dùng tấm xốp có kích thước 50x60x90 cm, thùng phuy sắt hoặc phuy nhựa 200 lít. Để đảm bảo sức nổi của lồng, bố trí mỗi ô lồng từ 4 - 6 phao, phao được cố định vào khung lồng bằng dây thép.

Lồng lưới: Có dạng hình hộp lập phương hoặc hình chữ nhật có 1 mặt đáy, 4 mặt bên, mặt để hở gọi là miệng lồng. Lồng làm bằng lưới polyetylen (PE) dệt không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả thường (2a) = 1 - 4 cm, trong một vụ nuôi thường sử dụng 3 loại mắt lưới: Ban đầu chọn mắt lưới có kích thước (2a) = 1cm, kích thước thứ 2: 2a = 2,5 cm, kích thước thứ 3: 2a = 4 cm, đáy lồng dùng bao cát thả bốn góc lồng. Trên các mặt của thành lồng có lớp lưới chắn cao 0,5 m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài.

Lắp cụm lồng: Đặt các phi song song, khoảng cách các phao bằng khoảng cách lồng lưới. Dùng khung lồng đã hàn sẵn đặt lên phao, gắn phao vào khung lồng bằng dây thép. Lắp khung cụm lồng đặt trên bờ sau đó chuyển xuống nước để lắp lồng lưới. Trên cụm lồng lắp nhà bảo vệ diện tích bằng 1 - 2 ô lồng.

Chọn giống và thả giống

Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ 30 - 50 con/kg. Cá giống này đã được nuôi trong ao cho đến khi đạt kích thước trên mới đưa ra thả trong lồng.

Mật độ thả: Nuôi lồng trên hồ chứa thả 5 - 7 con/m3 lồng. Nuôi lồng trên sông thả 7 - 10 con/m3 lồng.

Mùa vụ thả giống: Tốt nhất nên thả giống nuôi vào tháng 4 khi nhiệt độ môi trường đã lên cao. Khi thả cá, cân bằng môi trường nước bằng cách ngâm bao chứa cá vào lồng nuôi trong thời gian 10 - 15 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả cá.

Cho ăn

Thức ăn là cá tươi băm nhỏ, kích cỡ phù hợp từng giai đoạn phát triển của cá. Giai đoạn cá 50 - 150 g/con cho ăn 2 lần/ngày với khẩu phần bằng 5 - 7% khối lượng thân. Giai đoạn cá > 150 g/con chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày vào cuối buổi chiều. Khẩu phần cho ăn bằng 3 - 4% khối lượng thân. Hàng ngày, kiểm tra sàng ăn và hàng tháng kiểm tra tăng trọng cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Quản lý lồng nuôi

Thường xuyên quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra. Mỗi tuần vệ sinh lồng một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên lồng lưới. Việc vệ sinh lồng tiến hành trước khi cho cá ăn. Trong quá trình vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục nhằm hạn chế cá đi mất. Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi. Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra cá dây neo, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ.

Khi cá có các dấu hiệu bất thường như thay đổi màu sắc, kém ăn hoặc bỏ ăn, cá bị lồi mặt, lở loét… cần phải có biện pháp xử lý ngay.

Phòng trị bệnh

Bệnh nhiễm khuẩn

Nguyên nhân: Do nuôi cá với mật độ cao, chất lượng nước và thức ăn kém, cá bị xây xát do đánh bắt hoặc do ký sinh trùng bám.

Dấu hiệu bệnh: Mầm bệnh là các vi khuẩn (Aeromonas spp) thường xuyên có mặt trong nước, các chất thải từ cá và có thể từ nguồn thức ăn (cá tạp ôi…). Cá bị bệnh xuất hiện các vết loét và xuất huyết trên thân, xơ vây, lồi và loét mắt.

Phòng và trị: Cần tính toán mật độ thả cho phù hợp. Thường xuyên vệ sinh lồng lưới để đảm bảo cho sự lưu thông nước và tránh làm tổn thương cá trong quá trình thao tác. Quản lý thức ăn và môi trường nước nuôi. Khi phát hiện cá dấu hiệu bệnh cần loại bỏ những con bị bệnh nặng. Tắm cho cá bằng iodine sau khi dùng kháng sinh. Trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá ăn liền trong 7 ngày.

Bệnh ký sinh trùng

Nguyên nhân: Do trùng bánh xe, sán, rận cá, bào tử trùng, đỉa…

Dấu hiệu: Cá bơi không định hướng, ngứa ngáy và hay cọ sát vào thành lồng. Cá chuyển màu sẫm, mang nhợt nhạt, da và mang có thể bị hoại tử, cá chết nhiều nếu không xử lý kịp và đặc biệt ở cá hương, cá giống.

Cách phòng và trị: Tắm cho cá bằng hóa chất CuSO4 (0,5 ppm) hoặc nước muối 3%. Khi xử lý cần chú ý cung cấp đủ ôxy hòa tan.

Bệnh nấm

Dấu hiệu bệnh: Cơ và các cơ quan bên trong có xuất hiện đám màu trắng, có thể nhìn thấy sợi. Bệnh ít gây chết nhưng làm mất giá trị của cá.

Cách phòng trị: Tránh gây tổn thương cho cá đặc biệt trong mùa lạnh. Loại bỏ cá bị nhiễm nặng. Xử lý bệnh bằng nước muối.

Thu hoạch

Sau 12 tháng khi cá đạt kích cỡ thương phẩm (1 - 1,5 kg/con) tiến hành thu tỉa, cá nhỏ hơn tiếp tục nuôi đến cuối vụ để đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch toàn bộ.

KS Nguyễn Văn Chung - Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc
http://thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập793
  • Hôm nay66,549
  • Tháng hiện tại802,659
  • Tổng lượt truy cập93,180,323
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây