Học tập đạo đức HCM

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cam đúng kỹ thuật

Thứ ba - 18/07/2017 10:59
Ngoài việc được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon thì quả cam còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường thể lực, tăng cường thị lực, chống ung thư, kháng viêm, tốt cho da, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa cảm cúm…
Cây cam giống. Ảnh minh họa.
Cây cam giống. Ảnh minh họa.
 
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
 
Dụng cụ trồng
 
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây cam. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước trên 1m.
 
Cam là cây ưa sáng và thích hợp phát triển ở những vùng có nhiệt độ từ 23 - 29 độ C.
 
Đất trồng
 
Cây cam có thể trồng ở nhiều loại đất từ đất thung lũng, đất phù sa cổ, đất đồi mới khai hoang, đất phù sa, đất bồi…Loại đất phù hợp nhất là đất thịt, nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m. Tầng đất canh tác dày khoảng 0,8 - 1m, độ pH từ 5 - 7.
 
Trước khi trồng nên bón lót phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
 
Vườn cam xanh tốt. Ảnh minh họa.
Vườn cam xanh tốt. Ảnh minh họa.
 
2. Chọn giống và trồng cam
 
Hiện nay trên thị trường có những giống cam như cam sành, cam Cao Phong, canh Vinh, cam Xoàn… Bạn có thể lựa chọn giống tùy điều kiện và sở thích.
 
Cam thường được nhân giống bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành. Loại chiết cành cây sẽ mau ra trái nhưng tuổi thọ kém, bộ rễ yếu. Cây ghép khỏe mạnh hơn, tuổi thọ lâu, bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn. Trồng bằng hạt cây sẽ lâu ra trái và năng suất thường kém hơn.
 
Cây giống bạn có thể tìm mua sẵn ở các vựa giống để tiết kiệm thời gian và công sức.
 
Thời điểm trồng cam sành thích hợp nhất là vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 4 - 5 Dương lịch) hoặc trồng vào cuối mùa mưa nếu có điều kiện tưới nước (Tháng 9 - 10 Dương lịch).
 
Khi trồng cam đào hố kích thước 40 x 40 x 40cm hoặc 60 x 60 x 60cm, vùng đồi núi cao cần đào hố có kích thước lớn hơn 70 x 70 x 70cm. Khoảng cách trồng cam 4 x 5m, cam chiết trồng với khoảng cách 3 x 3m.
 
Khi trồng dùng cuốc đào một lỗ lớn hơn bầu một chút ở giữa hố, đặt bầu cây vào, dùng chân nén nhẹ đất xung quanh gốc, cắm cọc để cố định cây, tránh gió lay động rễ, cây dễ chết. Nếu trồng mùa khô, sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.
 
Sau khi trồng tưới nước ngay, sau đó 3 - 5 ngày tiếp tục tưới nước, giữ ẩm cho cây trong thời gian 1 tháng đầu tiên để cây mau chóng đâm rễ mới.
 
Cây cam sai trĩu quả. Ảnh minh họa.
Cây cam sai trĩu quả. Ảnh minh họa.
 
3. Chăm sóc
 
Cần cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô, lúc trái đang lớn và lúc trái sắp chín.
 
Để hạn chế cỏ dại, nên phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, rác mùn, cây phân xanh… xới phá váng sau những cơn mưa lớn. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 - 2 và vụ thu tháng 8 - 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 - 3 lần.
 
Sau khi trồng theo dõi cắt bỏ các cành vượt, chồi mọc ra từ gốc ghép. Khoảng 1 - 2 tháng khi cây đã bắt đầu bắt rễ đâm chồi, tiến hành hãm ngọn ở chiều ca 70cm. Giữ lại 7 - 10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều kiểu ngôi sao quanh gốc, tránh hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau. Ở giai đoạn cây trưởng thành, thường xuyên cắt bỏ các cành già cỗi, sâu bệnh, cành bị gẫy đổ.
 
Bón phân:
 
Năm đầu tiên: Sau một tháng cây hồi thì tiến hành bón thúc bằng phân đạm pha loãng (1%), cứ 15 - 20 ngày tưới 1 lần.
 
Giai đoạn năm thứ 2 - 3: Mỗi năm bón 10kg phân chuồng (phân hữu cơ vi sinh) + 100g urê + 300g supe lân + 100g kali chia thành 4 lần bón.
 
+ Lần 1 (tháng 9 - 11): 100% phân hữu cơ + 100% supe lân.
 
+ Lần 2 (tháng 1 - 3): 40% urê + 40% kali.
 
+ Lần 3 (tháng 5): 30% urê + 30% kali.
 
+ Lần 4 (tháng 7 - 8): 30% urê + 30% kali.
 
Giai đoạn kinh doanh (năm thứ 3 trở đi) tiếp tục giữ tỷ lệ bón và số lần bón như trên, nhưng tăng lượng phân cả năm cho mỗi cây lên như sau: 30kg phân hữu cơ + 500g supe lân + 500g urê + 500g kali.
 
Cây cam chín mọng. Ảnh minh họa.
Cây cam chín mọng. Ảnh minh họa.
 
4. Thu hoạch
 
Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng (khoảng 20 - 30 diện tích vỏ quả). Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa mầm hoa tốt, thu hái quả vào những ngày râm mát.
 
Dùng kéo chuyên dụng cắt cuống quả, thu hái quả nhẹ nhàng tránh tổn thương cơ học.

Tác giả bài viết: Lương Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn tin: khoahocphattrien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,026
  • Tổng lượt truy cập92,026,755
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây