Chuẩn bị ruộng nuôi
Tiến hành cắt dọn sạch gốc rạ, sên vét mương bao, bừa trục mặt ruộng, sửa lại bờ bao, lắp các lỗ mọi, hang hốc. Ruộng nuôi tốt nhất là hình chữ nhật diện tích 0,1 - 1 ha, thông thường 0,2 - 0,5 ha. Bờ ruộng chắc chắn giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của địch hại, mặt ruộng thấp dễ dàng cấp và tiêu nước. Mực nước trong ruộng đảm bảo 1,8 - 2 m.
Cần thiết kế ao ương nằm trong ruộng nuôi với diện tích khoảng 30% tổng diện tích ruộng nuôi; mục đích thuần dưỡng tôm trong giai đoạn ban đầu, giúp cho việc chăm sóc và quản lý được thuận lợi. Ngoài ra, xây dựng ao ương chính là giúp việc phân loại (đực và cái) khi thả tôm ra ruộng nuôi được dễ dàng, tốn ít chi phí cho việc kéo lưới, đồng thời giảm hao hụt do xây xát. Mực nước trong ao ương phải luôn ở mức 1,2 - 1,4 m.
Chọn tôm giống
Có thể lựa chọn nguồn giống tự nhiên hoặc giống nhân tạo. Chọn tôm màu sắc tươi sáng, đều cỡ, khỏe mạnh, không dị tật dị hình, và đã qua kiểm dịch của cơ quan chuyên môn.
Mật độ thả
Mật độ nuôi trong ao ương là khoảng 50 con/m2. Hoặc có thể thay đổi tùy theo khả năng bổ sung giống và thức ăn.
Thức ăn
Sử dụng cả 2 loại thức ăn công nghiệp (có độ đạm 38 - 42%) và thức ăn tươi sống như cua, ốc, cá tạp… Tùy vào giai đoạn sinh trưởng và sức khỏe của tôm nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn, dao động 5 - 30% trọng lượng tôm. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng quá nhiều thức ăn tươi sống để tránh làm ô nhiễm môi trường nước.
Quản lý cho ăn
Cho ăn 2 - 4 lần/ngày. Thức ăn nên được rải nhiều điểm trong ao ương hay sàng ăn đặt trong ruộng nuôi. Cần theo dõi khả năng bắt mồi và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp, tránh trường hợp dư thừa.
Chăm sóc, quản lý
Vì trong điều kiện nuôi khép kín dẫn đến nguy cơ thiếu ôxy cục bộ có thể xảy ra, đặc biệt là trong giai đoạn ương dưỡng. Vì vậy, cần thiết phải có hệ thống quạt nước được lắp đặt trong ao ương nhằm làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Máy quạt nước được đặt cách bờ 3 - 4 m nhằm tránh hiện tượng dòng chảy làm vỡ bờ hay làm đục nước sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của tôm. Đối với ruộng nuôi không cần thiết phải lắp đặt quạt nước do lúc này tôm được nuôi với mật độ thưa, nhu cầu ôxy không quá cao. Ngoài ra, người nuôi cần đặt giá thể (chà) trong ruộng nuôi, giá thể được làm bằng những loại cây không có tinh dầu như tre, nứa… được đặt nghiêng một góc 300 so mặt đáy ruộng. Việc đặt giá thể giúp tôm có chỗ trú ẩn và tránh hiện tượng ăn nhau khi lột xác.
Tốt nhất không nên sử dụng thuốc trừ sâu, sẽ làm ảnh hưởng đến tôm. Khi thu hoạch lúa cần tháo nước, thu hoạch xong lại cho nước vào để tôm lên ruộng ăn thức ăn tự nhiên. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ.
Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm để giảm sự ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất của tôm.
Thu hoạch
Sau thời gian 2 - 2,5 tháng ương, tôm cái đã bắt đầu mang trứng và có thể phân biệt bằng mắt thường, tiến hành kéo lưới để lựa tôm đực cho ra ruộng nuôi khoảng 3 - 4 tháng nữa. Đối với tôm cái, đến giai đoạn sinh sản sẽ không tăng trọng lượng do tôm tập trung dinh dưỡng để phát triển buồng trứng, vì vậy nếu tiếp tục nuôi sẽ không hiệu quả, nên tiến hành thu hoạch để thu hồi một phần chi phí.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã